Các loại cá ngon nhưng bà bầu không nên ăn

Cá là một trong những thực phẩm được khuyến khích phụ nữ mang thai sử dụng, nhưng không phải loại cá nào các bà bầu cũng nên ăn.

Theo dự thảo của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA, phụ nữ mang thai cần ăn khoảng 230gr – 340gr cá mỗi tuần để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.

Bài viết trên website Bệnh viện Hồng Ngọc chia sẻ, mẹ bầu nên cảnh giác trước một số loại cá ăn vào sẽ “phản tác dụng”. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các loại cá chứa thủy ngân.

Khi cơ thể mẹ hấp thu thủy ngân từ cá, thủy ngân sẽ tới nhau thai. Nếu một lượng lớn thủy ngân tập trung trong thai kỳ sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi.

Thậm chí thủy ngân có thể gây ra những biến chứng xấu cho thai nhi như chậm nói, kém phát triển tư duy, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não bộ.

Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng thủy ngân lớn đều bị nguy hiểm hơn người bình thường.

Dưới đây là một số loại cá bà bầu không nên ăn:

cac loai ca ngon nhung ba bau khong nen an ca5 7098784

Cá thu tốt nhưng bà bầu không nên ăn nhiều.

Cá thu

Món ăn từ cá thu mang hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Đặc biệt, trong thịt cá thu chứa hàm lượng Omega 3 vô cùng dồi dào và nhiều dưỡng chất vitamin khác có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên đây lại là loại cá mẹ bầu không nên ăn vì nó chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Cá ngừ

Cùng nằm trong danh sách những loài cá chứa hàm lượng thủy ngân cao. Cá ngừ tuy phổ biến nhưng lại là loại cá mẹ bầu không nên ăn để hạn chế tình trạng nhiễm độc thai kỳ.

Một số loại cá ngừ lành tính như cá ngừ vây dài, vây vàng, vây xanh mẹ bầu vẫn có thể ăn nhưng hạn chế, số lượng tiêu thụ dưới 170g/tuần để không gây hại đến thai nhi.

cac loai ca ngon nhung ba bau khong nen an 35f 7098784

Cá ngừ có hàm lượng thủy ngân cao, không tốt cho bà bầu.

Cá nóc

Cá nóc là loài cá nguy hiểm đối với tất cả mọi người, vì thế phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn loài cá này.

Trong cá nóc chứa chất độc tetradotoxin ở buồng trứng và hepatoxin ở gan rất nguy hiểm, những chất độc này có thể đ.ầu đ.ộc cơ thể, nguy kịch đến tính mạng nếu không được chế biến đúng cách.

Cá kiếm

Cá kiếm là loài cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao, nếu lạm dụng việc ăn cá kiếm quá nhiều sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc metyl thủy ngân.

Lưu ý phụ nữ mang thai và phụ nữ đang lên kế hoạch mang thai không nên tiêu thụ quá 200g cá kiếm trong một tháng.

cac loai ca ngon nhung ba bau khong nen an 086 7098784

Cá đóng hộp không được khuyến khích trong chế độ ăn của thai kỳ.

Cá khô và các loại cá đóng hộp

Theo thông tin từ website Bệnh viện Medlatec, thông thường, trong các loại cá khô sẽ có nguy cơ chứa các vi khuẩn không có lợi. Thường xuyên sử dụng sẽ khiến sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Bên cạnh đó, các loại cá chế biến sẵn, đóng hộp sẽ có thiếu hụt các hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết, gây mất cân bằng dưỡng chất. Thậm chí, với các loại cá đóng hộp kém chất lượng, không rõ thành phần có thể chứa các chất phụ gia hoặc thực phẩm sử dụng không “sạch”.

Thiếu hụt 5 dưỡng chất khiến da dễ khô nẻ

Thiếu omega 3, vitamin E, A, C… khiến da toàn thân khô nẻ, ngứa ngáy khi thời tiết hanh khô.

Chuyên gia dinh dưỡng Yang Tingyi cho biết nhiều người dễ bị ngứa ngáy khắp cơ thể mỗi khi thời tiết lạnh. Dấu hiệu này có thể cho thấy cơ thể đang thiếu hụt một số các dưỡng chất như omega 3, vitamin C, D, E… Để tăng cường sức đề kháng cho da, cải thiện tình trạng khô nẻ, ngứa ngáy, nên bổ sung các dưỡng chất thông qua chế độ ăn hàng ngày.

1. Axit béo omega 3

Loại axit béo này giúp duy trì cân bằng lượng dầu cho da, chống viêm, giảm tình trạng khô, ngứa. Omega 3 có nhiều trong cá hồi, các loại cá béo, quả bơ, hạt lanh…

thieu hut 5 duong chat khien da de kho ne f9d 7072673

Cá hồi cùng các loại cá béo chứa hàm lượng omega 3 dồi dào.

2. Vitamin A

Giúp duy trì sức khỏe của da, điều tiết bã nhờn. Vitamin A không chỉ có tác dụng ngăn ngừa mụn trứng cá mà còn giúp da giữ ẩm. Thành phần này thường có nhiều trong gan heo, bí đỏ, khoai lang, cà rốt…

3. Vitamin C

Loại vitamin này có tác dụng chống oxy hóa, giảm tổn thương da do các gốc tự do gây ra. Vitamin C còn góp phần thúc đẩy sản sinh collagen, tăng khả năng giữ ẩm cho da. Các loại quả mọng, ổi, ớt chuông… đều chứa lượng vitamin C dồi dào, có lợi cho làn da lẫn sức khỏe nói chung.

4. Vitamin D

Vitamin D chủ yếu được tổng hợp nhờ quá trình tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và có trong trứng, sữa, cá hồi, nấm… Bổ sung vitamin D cho cơ thể giúp ngăn ngừa sự tăng sản quá mức của keratin, giảm tình trạng viêm da. Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong hình thành tông màu da.

thieu hut 5 duong chat khien da de kho ne 6e0 7072673

Thêm các loại nấm vào thực đơn hàng ngày để tăng cường vitamin D.

5. Vitamin E

Vitamin E bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời; ngăn ngừa các đốm nâu và nếp nhăn. Vitamin E cũng giúp duy trì độ mềm mại của da, trì hoãn quá trình lão hóa. Thực phẩm giàu vitamin E có thể kể đến như hạt hướng dương, hạnh nhân, lạc…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *