GiadinhNet – Mỗi sáng thức dậy, sau khi uống 1 cốc nước ấm, hãy ngậm 1 lát gừng trong khoảng 30 phút, cơ thể sẽ thu được kết quả tuyệt vời.
Thời điểm ăn gừng tốt nhất trong ngày, mùa đông lạnh nên áp dụng ngay để phòng ốm vặt
GiadinhNet – Gừng ăn buổi tối “độc ngang thạch tín” là lời truyền miệng, không có cơ sở khoa học.
Theo Đông y, gừng tươi có vị ngọt, cay và có tính ấm, thường được sử dụng để chữa cảm lạnh, làm ấm tỳ vị, làm biến mất cơn buồn nôn, sát khuẩn chống viêm, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa cực tốt.
Ảnh minh họa
Còn theo nghiên cứu khoa học, gừng tươi có rất nhiều các hoạt chất như tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột, axit amin, axit nicotinic, protein, thiamin, riboflavin, canxi, phốt pho, sắt… rất có lợi cho sức khỏe.
Người xưa cũng đã dùng gừng làm các vị thuốc chữa cảm lạnh, ngày nay các loại thuốc ngậm chữa cảm cúm cũng được cho thêm vị cay của gừng đẻ giảm ho, làm ấm cơ thể. Mỗi khi bị cảm lạnh, uống một chén nước gừng có hiệu quả rất nhanh. Bởi vậy người thường xuyên ăn gừng buổi sáng sẽ khó bị cảm lạnh.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gừng rất có hiệu quả trong giảm đau cơ bắp ở những người vận động nhiều. Tuy nhiên gừng không có tác dụng giảm đau ngay lập tức, mà đòi hỏi phải dùng gừng thường xuyên, liên tục.
Ảnh minh họa
Cách dùng: Gừng tươi rửa sạch, cạo sạch vỏ và cắt 1 lát tương đối cho vào bát, sau đó đổ nước sôi vào bát đựng lát gừng để khử độc.
Mỗi sáng sau khi thức dậy, đầu tiên bạn hãy uống 1 cốc nước lọc ấm trước. Tiếp theo, cho lát gừng đã được khử độc vào miệng ngậm khoảng 15 phút. Khi gừng đã mềm hơn, bớt chút vị cay thì bắt đầu nhai nát để các tinh dầu trong gừng được xông ra toàn bộ khoang miệng, khoang mũi, họng. Cuối cùng, nuốt gừng xuống để các tinh chất trong gừng được thẩm thấu qua lục phủ ngũ tạng.
Duy trì thói quen này trong một thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi kỳ diệu trong cơ thể.
Tốt cho sức khỏe răng miệng
Sức mạnh kháng khuẩn của gừng giúp bạn luôn có hơi thở thơm tho. Các hợp chất hoạt động trong gừng như gingerols ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng. Những vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu nghiêm trọng.
Giảm căng thẳng, buồn nôn
Gừng giúp làm dịu đi những cơn đau dạ dày, đặc biệt là khi mang thai. Nó có thể hoạt động bằng cách phá vỡ và loại bỏ khí tích tụ trong ruột. Gừng cũng làm giảm đi các triệu chứng say sóng hoặc buồn nôn do hóa trị.
Giảm đau
Gừng có tác dụng giảm đau cơ bắp tại chỗ và giảm đau nhức theo thời gian. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị đau cơ do tập thể dục khi uống nước gừng sẽ ít đau hơn vào ngày hôm sau so với những người không uống.
Trong một nghiên cứu khác, những phụ nữ dùng 1.500 miligam bột gừng mỗi ngày một lần trong 3 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ cảm thấy ít đau hơn so với những phụ nữ không dùng.
Giảm các triệu chứng viêm khớp
Gừng chứa chất chống viêm, giảm sưng, giúp điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Để giảm đau và sưng, người bệnh có thể uống nước gừng hoặc sử dụng gừng nén hoặc miếng dán trên da.
Giảm cholesterol và chống lại bệnh tật
Một liều gừng hàng ngày có thể giúp bạn chiến đấu với mức cholesterol xấu. Gừng chứa chất chống oxy hóa, các hợp chất ngăn ngừa căng thẳng. Chúng giúp cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh tim và các bệnh về phổi.
4 thói quen hàng ngày gây thiếu máu não trầm trọng, muốn khỏe mạnh hãy từ bỏ ngay hôm nay
GiadinhNet – Triệu chứng thiếu máu não rất hay gặp nhưng dễ bị bỏ qua. Nếu không được điều trị rất dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến… nhất là trong thời tiết lạnh.
Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
Cập nhật Bắt khẩn cấp bố ruột, hé lộ bằng chứng bóc trần sự dối trá của dì ghẻ