GĐXH – Hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc bánh mì ở Quảng Nam đều có triệu chứng sốt cao, nôn ói, đau bụng, đi phân lỏng nhiều lần và kéo dài.
3 tác dụng phụ bất lợi của trứng muối trong bánh Trung thu cần phải biết để phòng bệnh
GĐXH – So với trứng tươi thì trứng muối sau một thời gian dài ngâm muối, cấu trúc đạm của trứng muối đã bị phá hủy, hàm lượng dinh dưỡng trong trứng muối không còn phong phú.
Chiều 13/9, tiến sĩ Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết, cơ quan y tế đã ghi nhận có hơn 91 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng tại TP Hội An.
Trước đó, Trung tâm Y tế TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) ghi nhận 31 người bị ngộ độc khi ăn bánh mì Phượng trên đường Phan Chu Trinh (phường Minh An, TP Hội An), thời gian từ 8h-20h ngày 11/9.
Ảnh minh họa
Người đầu tiên ngộ độc vào lúc 11h cùng ngày. Khoảng cách từ lúc ăn đến khi xuất hiện triệu chứng ít nhất là 2 giờ, nhiều nhất 16 giờ.
Đến 18h ngày 12/9, đoàn ghi nhận có 31 người bị ngộ độc. Đến hiện tại có 91 trường hợp ngộ độc được ghi nhận.
Trong con số này có hơn 20 người nước ngoài. Các bệnh nhân phần lớn nằm điều trị tại một số bệnh viện ở Quảng Nam và Đà Nẵng (Bệnh viện Thái Bình Dương – Hội An, Trung tâm y tế Hội An, Phòng khám An Cường – Hội An, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng). Hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng sốt cao, nôn ói, đau bụng, đi phân lỏng nhiều lần và kéo dài.
Hiện sức khỏe đa số bệnh nhân đã ổn định. Các bệnh viện đang tiếp tục theo dõi bệnh nhân. Đồng thời rà soát, khám sàng lọc và tiếp nhận bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế tỉnh Quảng Nam), ngày 11/9, tiệm bánh mì Phượng (số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, TP. Hội An) đã bán 1.920 ổ bánh mì. Ngày 12/9, cơ sở này bán 1.700 ổ.
Kết quả kiểm tra cho thấy, khu vực sơ chế của cơ sở này chưa đảm bảo vệ sinh, chưa phân biệt giữa khu vực bảo quản nguyên liệu, thực phẩm, khu vực sơ chế, chế biến và khu vực khác.
Quán không lưu bánh mì, sốt trứng gà tươi trong số lượng món ăn trong 1 ngày. Cơ sở này không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh (thùng rác tại khu vực sơ chế, chế biến không có nắp đậy). Các dụng cụ sơ chế, chế biến chưa đảm bảo vệ sinh (máy xay thịt).
Đoàn điều tra, giám sát và xử lý ngộ độc thực phẩm đã tiến hành lấy mẫu lưu của cơ sở và mẫu có liên quan để gửi kiểm nghiệm. Thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc bao gồm bánh mì (pa tê, thịt xíu gồm thịt và nước, xíu mại, rau răm, rau húng, hành, xà lách, sốt trứng gà tươi (trứng gà + dầu ăn), dưa leo, đu đủ chua, chả heo).
Ngành chức năng yêu cầu cơ sở tạm dừng hoạt động chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống tại hộ kinh doanh Bánh mì Phượng đến khi có kết luận vụ ngộ độc thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền.
Đoàn điều tra đã tiến hành lấy mẫu lưu của cơ sở và mẫu có liên quan để gửi kiểm nghiệm. Khi có kết quả đoàn điều tra sẽ kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ăn bơ nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay, mỗi ngày bạn nên ăn bao nhiêu bơ là đủ?
GĐXH – Ăn quá nhiều bơ cơ, phản ứng rõ nhất là chân tay bị tê và các cơ xương hoạt động yếu đi, biểu hiện rõ nhất là gây tăng cân…
Các bệnh viện vẫn tích cực cứu chữa nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, Hà Nội