Quả phật thủ là loại quả thắp hương ngày Tết, tuy nhiên mọi người thường bỏ đi sau khi cúng xong, mà không biết rằng nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Loại quả này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành, mà còn có thể sử dụng để làm thuốc. Phật thủ có thể làm trà, mứt, đều ngon và có tác dụng nhất định với cơ thể.
Phật thủ thắp hương mang ý nghĩa tâm linh. (Nguồn: Sohu)
Quả phật thủ có nhiều cánh múi chụm vào nhau như mười ngón tay Phật nên còn được gọi là bàn tay Phật, thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong mâm ngũ quả. Loại quả này có quanh năm, thuộc chi cam chanh.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, loại quả này tính ấm, vị cay nồng, tác dụng mát gan, điều khí, kiện tỳ và dạ dày, thường dùng chữa chứng khó tiêu, tức ngực, chướng bụng, nôn mửa và ho.
Nghiên cứu khoa học cho thấy, các thành phần trong loại quả này giúp giảm hen suyễn, tiêu đờm, giảm bớt bệnh viêm phế quản và hen suyễn ở người già. Ngoài ra, phật thủ còn chứa hesperidin, tác dụng chống viêm, chống virus và thường được dùng để ngăn ngừa cảm lạnh vào mùa đông và mùa xuân.
Bên cạnh đó, phần thịt của nó có thể dùng để nấu cháo, hầm xương. Vỏ phật thủ sau khi phơi khô có thể dùng để pha trà, pha cùng mật ong, hoặc làm mứt. Uống phật thủ mật ong giúp bổ khí, giảm đờm, hỗ trợ tiêu hóa.
Mùi hương từ tinh dầu của phật thủ không chỉ giúp tinh thần bạn trở nên sảng khoái, dễ đi vào giấc ngủ, mà còn hỗ trợ làm đẹp và chăm sóc da rất tốt.
Loại quả kết hợp với mật ong giúp trị ho, bổ phổi, tiêu đờm cực tốt
Quả phật thủ được sử dụng làm thuốc để điều trị một số bệnh lý, đặc biệt là những bệnh lý về đường hô hấp như bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, điều trị các chứng ho.
Quả phật thủ là loại quả khá quen thuộc trong mâm ngũ quả trên bàn thờ vào những dịp lễ, ngày tết ở một số gia đình. Ngoài ra, loại quả này còn được sử dụng làm thuốc để điều trị một số bệnh lý, đặc biệt là những bệnh lý về đường hô hấp như bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, điều trị các chứng ho.
Quả phật thủ có tên khoa học là Citrus medica var. sarcodactylis, là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh (Citrus). Hoa nở có mùi thơm, quả không có nước bên trong, không có phần ruột, nên ngoài dùng để thờ cúng, người ta thường dùng để làm thuốc.
Ảnh minh họa
Theo Đông y, phật thủ có vị cay, chua, đắng, tính ấm, đi vào hai kinh phế, tỳ. Tác dụng lý khí, hành khí chỉ thống, hóa đàm, kiện vị, chỉ khái (làm hết ho). Thường dùng trị đau dạ dày, bụng đầy trướng, chán ăn, nôn mửa, ho dai dẳng có nhiều đàm…
Theo khoa học, quả phật thủ có chứa hàm lượng vitamin C. Bên cạnh đó, loại quả này còn chứa các hàm lượng khác như đường, tính chất dầu chanh, acid hữu cơ, glycozit,…
7 món ăn bài thuốc hữu hiệu từ quả phật thủ
Phật thủ và mật ong
Mật ong khi kết hợp với phật thủ sẽ làm vị chua quả phật thủ làm dịu lại. Và đây cũng chính là phương thuốc trị ho cho người lớn và t.rẻ e.m được nhiều người biết đến.
Cách làm: Phật thủ ngâm muối, rửa sạch, thái hạt lựu. Cho những phần vừa cắt được vào trong một chén, đổ ngập mật ong, sau đó đem hỗn hợp trên chưng cách thủy cho đến khi phật thủ chín nhừ. Dùng mỗi lần 2 – 3 thìa, dùng mỗi ngày 2 lần. Kiên trì sử dụng cho đến khi cải thiện các chứng ho hoặc bệnh lý tan biến mất.
Cháo phật thủ
Phật thủ 10 – 15g, gạo tẻ 60 – 80g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, cho gạo tẻ đã vo sạch vào nấu cháo, khi chín cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Thích hợp cho người bị sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.
Ruột lợn hầm phật thủ
Ruột non lợn một đoạn, phật thủ 15 – 30g. Ruột lợn làm sạch thái đoạn, nấu với phật thủ, thêm gia vị thích hợp, ăn. Tuần ăn 2 – 3 lần, dùng liền trong 2 – 3 tuần. Dùng tốt cho phụ nữ bị huyết trắng khí hư.
Chè phật thủ
Phật thủ 10g rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày 1 lần. Dùng tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn.
Ảnh minh họa
Chè phật thủ cốc tinh thảo
Phật thủ 60g, cốc tinh thảo 15g, chè 3g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi đã gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Uống ngày 1 ấm, đợt dùng 5 – 7 ngày. Thích hợp cho người bệnh viêm thị thần kinh, thị lực giảm.
Rượu phật thủ
Phật thủ 30g, rượu trắng 500ml, ngâm trong 7 – 10 ngày là được. Mỗi lần uống khoảng 40ml, ngày 2 lần. Thích hợp cho người bị rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế…).
Siro phật thủ
Phật thủ 15g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng vừa đủ cho vào bình, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Dùng cho người đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng (phúc thống khí trệ).
3 lưu ý cần tránh khi dùng phật thủ
Cần thận trọng khi tìm mua các quả phật thủ. Do hiện nay, loại quả này được sử dụng để thờ cúng nhiều hơn việc sử dụng để làm thuốc. Nên không tránh khỏi việc mua phải những quả bị phun thuốc để giữ màu và bảo quản quả.
Quả phật thủ cần được rửa sạch bằng nước muối pha loãng trước khi sử dụng để đảm bảo không ẩn chứa các tạp chất gây hại, chất bảo quản ngấm sâu trong quả.
Không sử dụng các phương thuốc từ quả phật thủ cùng với mật ong cho t.rẻ e.m dưới 1 t.uổi. Bởi vì, mật ong không được khuyến cáo sử dụng nhiều cho đối tượng này.