GiadinhNet – Sau tuổi 40, phụ nữ phải chuẩn bị đối mặt với nguy cơ bệnh lý về xương khớp.
5 nhóm thực phẩm “đại kỵ” với người bị cao huyết áp, cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn, nhất là trong những ngày lạnh
GiadinhNet – Người bị huyết áp cao ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cần tuân thủ một thực đơn ăn kiêng nghiêm ngặt.
Một số các công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ sau tuổi 35, sức mạnh cơ bắp suy giảm, cứ 10 năm lại suy giảm 10 – 20%. Biểu hiện rõ nhất là thường xuất hiện các cảm giác khó chịu ở các khớp xương và căn bệnh phổ biến nhất là do loãng xương.
Ảnh minh họa
Loãng xương là căn bệnh không gây chết người nhưng là mối đe dọa đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Càng nhiều tuổi, mật độ xương càng giảm và loãng dần, đặc biệt là những người nhỏ bé, người tiền sử gia đình bị loãng xương, mãn kinh sớm hay bị cắt buồng trứng.
Khi bị loãng xương sẽ làm mất khả năng vận động tự nhiên của cơ thể, từ đó gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị rất dễ dẫn đến nguy cơ bị đau lưng, còng lưng do cột sống bị sụp. Nguy cơ gãy xương hông, xương đùi, xương cẳng chân cao hơn nếu bị ngã.
Nguyên nhân gây loãng xương đáng sợ nhất là tuổi tác, chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, đặc biệt thiếu canxi và vitamin D. Ngoài ra, phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thuốc có chứa chất steroid… cũng dễ bị loãng xương.
5 dấu hiệu loãng xương dễ nhận biết nhất
Bệnh loãng xương ở thời gian đầu không có triệu chứng gì đặc biệt nên rất khó để nhận ra. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý trong những trường hợp đặc biệt sau:
Ảnh minh họa
– Đau nhức xương: thường xuất hiện ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể (cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối), đau nhiều lần nếu là sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
– Đau cột sống: đau như thắt ngang cột sống hoặc đau lan sang một hoặc hai bên mạn sườn thần kinh tọa. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm người bệnh thường cảm thấy dễ chịu hơn.
– Biến dạng cột sống: cột sống sẽ biến dạng đường cong bình thường, như gù, vẹo, còng lưng, chiều cao của cơ thể giảm vài cm so với tuổi lúc còn trẻ (bởi loãng xương làm cho các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).
– Dấu hiệu toàn thân thường gặp là cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút, ra mồ hôi.
– Các triệu chứng bệnh loãng xương còn thường gặp kèm theo các rối loạn khác của tuổi già (béo bệu, giãn tĩnh mạch chân, thoái hóa khớp, cao huyết áp, vữa xơ mạch máu…).
Ngăn ngừa loãng xương
Ảnh minh họa
– Để ngăn ngừa loãng xương, cơ thể cần được cung cấp đủ canxi, trước tiên là từ các thực phẩm hàng ngày. Canxi có nhiều trong hải sản, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, bông cải xanh… Rau quả giàu magiê và kali như cải xoăn, cải thìa, rau bó xôi… cũng đóng góp lớn trong việc giúp bạn có một khung xương vững chắc.
– Sinh hoạt năng động, siêng tập thể dục, phơi nắng,… Khi làm việc nên tránh việc ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế, điều này gây bất lợi cho bộ xương. Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc và tránh những công việc khuân vác nặng nhọc khi bị loãng xương.
– Không sử dụng thuốc bừa bãi. Nếu dùng thuốc điều trị loãng xương cần có sự hướng dẫn, theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, đề phòng tác dụng phụ không mong muốn.
Bất ngờ công dụng của bắp cải tím, biết lý do này hãy thường xuyên ăn
GiadinhNet – Bắp cải tím có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
5 thói quen buổi sáng làm tăng nguy cơ đột quỵ