GiadinhNet – Bệnh ung thư vẫn là một căn bệnh đáng sợ nhất và đương nhiên không ai muốn liên quan.
4 “kiêng kỵ” khi ăn tôm nhiều người biết nhưng phớt lờ, nếu biết tai hại thế này nhất định sẽ sửa ngay!
GiadinhNet – Rất nhiều người quan niệm nếu bị ho mà ăn tôm bỏ vỏ vẫn sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, chứng ho dai dẳng đôi khi chính là hậu quả do vị tanh của tôm gây nên.
Ung thư rất đáng sợ, nhưng theo thống kê cho thấy hơn 1/3 các nguyên nhân gây ung thư có thể phòng ngừa, trên 70% trường hợp ung thư có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Điều quan trọng là chúng ta cần nâng cao nhận thức về phòng bệnh và chủ động khám sức khỏe, tầm soát ung thư để phát hiện sớm, tăng cơ hội chữa bệnh thành công.
Trong các nguy cơ gây ung thư thì ngoài yếu tố tuổi tác, giới tính, di truyền là ngoài tầm kiểm soát. Còn các yếu tố còn lại đều có thể phòng ngừa. Lý do bởi:
Ảnh minh họa
Tuổi tác: Lý do là càng nhiều tuổi, thời gian tiếp xúc, tích lũy các yếu tố nguy cơ gây ung thư càng nhiều. Càng nhiều tuổi, tế bào sinh sôi nhiều lần càng dễ có sai sót gen khi phân chia. Càng nhiều tuổi, sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật càng giảm, ung thư càng dễ phát sinh.
Giới tính: Nam giới hay mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dương vật, tinh hoàn; nữ hay mắc ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng, nhau thai, âm hộ… đó là những bộ phận sinh dục đặc trưng mỗi giới. Hoạt động nội tiết của mỗi giới cũng ảnh hưởng đến mắc các bệnh ung thư khác nhau.
Gen di truyền: Con người có đến hơn 40 gen sinh ung thư và các gen ức chế ung thư. Có một số gen có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi các gen đó bị tổn thương bất thường (đột biến) người đó dễ mắc một loại ung thư nào đó.
5 yếu tố gây ung thư có thể phòng ngừa:
Dinh dưỡng không phù hợp
Tuyệt đối không ăn những thực phẩm có dấu hiệu hỏng, mốc. Ảnh minh họa
Yếu tố dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ta có thể chu động phòng trừ.
Cần kiểm soát ngay từ đầu vào và ý thức ngay từ khi còn trẻ. Nên hạn chế ăn nhiều mỡ, gia vị. Tuyệt đối tránh xa các thức ăn ôi thiu, mốc hỏng (trong đó sản sinh chất aflatoxin gây ung thư). Ngoài ra nên tránh uống nước hoặc ăn thức ăn quá nóng.
Tránh rượu bia, thuốc lá
Rượu có thể là yếu tố tăng nguy cơ gây ung thư gan, khoang miệng, thực quản và phần trên thanh quản.
Thuốc là là nguyên nhân dẫn tới khoảng 21% tổng số ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới, trong đó 90% ung thư phổi, 75% ung thư miệng, thực quản, hạ họng thanh quản, 5% ung thư bàng quang và nhiều loại ung thư khác nữa. Nguy cơ gây ung thư tăng theo thời gian hút thuốc, hút thuốc lá thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ. Nếu vừa sử dụng thuốc lá và sử dụng rượu thì sẽ trở thành mối nguy hiểm gây ung thư vùng đầu – cổ.
Béo phì, ít vận động
Người béo phì có nguy cơ mắc các loại ung thư cao hơn người bình thường và là nguyên nhân dẫn tới khoảng 20% các loại ung thư như ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan, buồng trứng, tụy, ung thư vú sau mãn kinh…
Bên cạnh đó, ít vận động cũng là nguyên nhân dẫn tới khoảng 5% các trường hợp tử vong do ung thư. Do vậy, luyện tập thường xuyên thể dục thể thao ở mức độ phù hợp sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Người béo phì có nguy cơ mắc các loại ung thư cao hơn người bình thường
Nhiễm vi rút, vi khuẩn
Ước tính có khoảng 17% ca mới mắc ung thư trên toàn thế giới có liên quan tới nhiễm trùng. Một số virus được biết là nguyên nhân gây ung thư ở người, như virus viêm gan B, virus Epstein – Barr, virus bướu gai (HPV) và virus gây bệnh bạch cầu dòng lympho T ở người (HTLV). Vì vậy để phòng nhiễm virus viêm gan bằng cách tiêm chủng vaccine, ung thư cổ tử bằng cách tiêm vaccine phòng.
Yếu tố môi trường
Các nghiên cứu đã chứng minh một số yếu tố môi trường có liên quan tới ung thư như phóng xạ (bức xạ tia cực tím từ mặt trời liên quan tới ung thư da và bức xạ ion hóa trong chụp X-quang, cắt lớp vi tính có liên quan tới nhiều loại ung thư như ung thư tuyến giáp, bệnh bạch cầu), không khí ô nhiễm (tăng nguy cơ ung thư phổi), nước có nhiễm arsen (liên quan tới ung thư bàng quang). Vì vậy chúng ta cần hạn chế tiếp xúc với những môi trường bị ô nhiễm.
Chủ động phòng ngừa ung thư, chúng ta nên
– Tiêm phòng vắc xin đầy đủ: Tiêm phòng HPV có thể giúp phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả, tiêm phòng viêm gan B để phòng ung thư gan, vv…
– Lối sống lành mạnh: không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, chế độ ăn uống hợp lý, giảm tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại, vv… để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
– Thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư chủ động khi chưa có bệnh.
Buổi sáng nên uống sữa hay uống nước cam? Câu trả lời bất ngờ cho sự lựa chọn sáng suốt
GiadinhNet – Sữa và nước cam là 2 thực phẩm lành mạnh, được nhiều gia đình lựa chọn trong thực đơn bữa sáng. Tuy nhiên, thực tế người dùng cần lắng nghe cơ thể mình để có lựa chọn tốt nhất.
Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm
SỨC KHỎE TÂM THẦN TRONG ĐẠI DỊCH COVID- 19