Chị Lý cùng chồng đều phát hiện bị nổi mụn xung quanh hậu môn, đi khám mới biết cả hai đều bị nhiễm virus HPV, nguyên nhân do dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân.
Chị Lý và chồng cùng 27 tuổi, đã kết hôn được 2 năm. Một vài tuần trước, chị phát hiện ra vùng quanh hậu môn nổi mụn đỏ. Lúc đầu nghĩ đó là bị dị ứng, tuy nhiên về sau cũng phát hiện chồng cũng nổi những mụn như vậy. Mụn càng ngày càng nhiều và to.
Hai vợ chồng cảm thấy bất an nên đi bệnh viện khám. Kết quả cho thấy cả hai đều bị nhiễm virus HPV. Đặc biệt là chị Lý, nhiễm nhiều loại, bao gồm cả HPV 16 và 18.
Hai loại HPV 16 và 18 được coi là virus nguy hiểm nhất vì chúng có thể nhiễm sâu vào tử cung của phụ nữ, sau đó phát triển làm thay đổi mô tử cung và gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Đúng là như vậy, sau khi kiểm tra kỹ, cổ tử cung của chị Lý đã có những thương tổn nhất định.
Ảnh minh họa
Còn những nốt mụn mẩn đỏ này không đơn thuần là dị ứng, nó là do virus HPV gây nên, gọi là sùi mào gà (pointed condyloma). Bệnh này lây truyền qua đường tình dục. Bệnh có triệu chứng là các mụn nhỏ màu hồng nhạt, bề ngoài trông giống như súp lơ, ban đầu chỉ nhỏ bằng đầu đinh hoặc có thể tiến triển thành các đám lớn.
Cả hai vợ chồng đều bị nhiễm virus HPV và bị sùi mào gà là do sử dụng chung vật dụng cá nhân, đó là khăn tắm. Các nghiên cứu liên quan đã chứng minh rằng, virus HPV lây truyền không chỉ qua đường tình dục, mà vệ sinh không sạch sẽ cũng là một trong những con đường lây nhiễm chéo HPV.
Dùng chung khăn tắm làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo virus
Dùng chung khăn tắm là một thói quen mất vệ sinh, hơn nữa dùng chung vật dụng này sẽ khiến khả năng lây nhiễm chéo bệnh cao hơn vì khăn tiếp xúc trực tiếp với bộ phận riêng tư. Một người nhiễm bệnh, xác suất lây nhiễm sang bạn tình lên đến trên 80%.
Có virus HPV trong cơ thể, cần làm tốt 3 điều sau
1. Loại bỏ mụn cóc
HPV được chia thành nguy cơ cao và nguy cơ thấp. Đối với mụn cóc do loại virus nguy cơ thấp gây ra, chúng có thể được loại bỏ bằng laser hoặc đông lạnh để duy trì trạng thái bình thường của da. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp mụn cóc mọc đi mọc lại, đó là do virus HPV chưa được loại bỏ hoàn toàn.
Cần lưu ý khi sử dụng các thủ thuật loại bỏ mụn cóc thì nên vệ sinh thật tốt để tránh nhiễm trùng. Một khi nhiễm trùng, vết thương có mủ sẽ không có lợi cho việc loại bỏ mụn cóc.
2. Tăng cường khả năng miễn dịch
Miễn dịch là cách loại bỏ virus HPV, người nhiễm virus HPV cần nâng cao khả năng miễn dịch để loại bỏ virus. Chúng ta có thể bổ sung interferon, các nguyên tố vi lượng như selen, polysaccharide, caroten… để nâng cao khả năng miễn dịch.
Đặc biệt, selen được công nhận là chất dinh dưỡng có thể tác động trực tiếp lên khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của tế bào miễn dịch, thúc đẩy loại bỏ virus HPV. Bạn cũng có thể chú ý hơn đến chế độ ăn uống cân bằng, ăn nhiều trái cây và rau xanh.
3. Luôn giữ tâm trạng lạc quan
Cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Cảm xúc tiêu cực, bất an không có lợi cho sức khỏe cơ thể, gây lo lắng, mất ngủ. Lúc này, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng chậm lại, hệ miễn dịch giảm, việc đào thải virus HPV cũng rất khó khăn.
Vì vậy, không muốn ảnh hưởng đến tốc độ loại bỏ virus HPV, bạn nên giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan và tích cực.
Nguồn: QQ, BV ĐKQT Vinmec. Ảnh: Pinterest, Sohu