Căn bệnh 240 triệu người mắc mà không biết: 10 dấu hiệu không được bỏ qua

240 triệu người mắc mà không biết: 10 dấu hiệu không được bỏ qua

Ngày 6/12, Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế vừa công bố Atlas phiên bản thứ 10 với nhiều dữ liệu đáng lo ngại về căn bệnh tiểu đường, Web MD đưa tin.


Theo Atlas bệnh đái tháo đường mới công bố, cứ 10 người trưởng thành trên toàn thế giới thì có 1 người mắc bệnh đái tháo đường và con số này dự kiến sẽ tăng lên trong những thập kỷ tới.

Số ca bệnh tăng nhiều nhất ở người trưởng thành mắc tiểu đường type 1 và thanh niên mắc tiểu đường type 2.

Đồng chủ tịch cuốn Atlas, Tiến sĩ Dianna Magliano, cho biết trên thế giới, một nửa số người mắc bệnh tiểu đường (khoảng 240 triệu người trưởng thành) không được chẩn đoán. Ngoài ra, 319 triệu người khác bị tiền tiểu đường, tiến sĩ nói thêm.

Hơn 75% người lớn mắc bệnh tiểu đường hiện sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Khoảng 6,7 triệu ca tử vong vào năm 2021 có thể liên quan đến bệnh tiểu đường.

Ngoài ra còn có nhiều trẻ em mắc tiểu đường type 1 và phụ nữ có thai bị ảnh hưởng bởi tiểu đường, nữ tiến sĩ nói.

Tiến sĩ Magliano, người đứng đầu bộ phận bệnh tiểu đường và sức khỏe dân số tại Viện Tim mạch và Tiểu đường ở Úc, cho biết: “Cần có các chiến lược và chính sách can thiệp hiệu quả để ngăn chặn sự gia tăng số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới”.

Căn bệnh 240 triệu người mắc mà không biết: 10 dấu hiệu không được bỏ qua - Ảnh 1.

Cứ 10 người trưởng thành trên toàn thế giới thì có 1 người mắc bệnh đái tháo đường. (Ảnh minh họa)

Gia tăng số người dưới 60 tuổi tử vong vì đái tháo đường

1/3 trong số 6,7 triệu ca tử vong liên quan đến bệnh tiểu đường năm 2021 là ở những người dưới 60 tuổi, theo bác sĩ Elbert S. Huang, giáo sư y khoa và khoa học sức khỏe cộng đồng tại Đại học Chicago, Mỹ. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của các chương trình phòng chống bệnh tiểu đường trên toàn thế giới.

Bệnh tiểu đường và COVID-19: Tăng nguy cơ

Gillian Booth, Giáo sư tại Khoa Y tại Viện Chính sách, Quản lý và Đánh giá Y tế tại Đại học Toronto (Canada), cho biết COVID-19 làm tăng nguy cơ diễn tiến nặng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Lượng đường trong máu cao và hemoglobin glycated cao (HbA1c) – phép đo lượng đường trong máu lâu dài ở bệnh tiểu đường – có thể được sử dụng để dự đoán diễn biến bệnh COVID-19 nặng.

Booth nói: “Cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu mối tương tác giữa COVID-19 và bệnh tiểu đường và tìm cách tốt nhất để giảm tác động của COVID-19 với người bệnh tiểu đường”.

Dấu hiệu tiểu đường

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng tiểu đường nào dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra lượng đường trong máu:

– Đi tiểu nhiều, thường xuyên vào ban đêm

– Rất khát

– Giảm cân mà không cố gắng

– Rất đói

– Nhìn mờ

– Tê ngứa bàn tay hoặc bàn chân

– Cảm thấy rất mệt mỏi

– Da rất khô

– Vết loét lâu lành

– Bị nhiễm trùng nhiều hơn bình thường.

Phụ nữ mỗi sáng đều ăn 1 quả táo khi bụng đói, 7 ngày sau cơ thể sẽ nhận được những thay đổi tuyệt vời cho cả làn da lẫn vóc dángPhụ nữ mỗi sáng đều ăn 1 quả táo khi bụng đói, 7 ngày sau cơ thể sẽ nhận được những thay đổi tuyệt vời cho cả làn da lẫn vóc dáng

Trong ngày thời điểm tốt nhất để ăn táo là vào buổi sáng, khi bụng rỗng vì dễ hấp thụ hơn, phát huy công dụng của táo tốt hơn.

5 món ăn bà bầu nhất định không được bỏ qua

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *