Mặc dù tăng huyết áp thường được điều trị bằng thuốc theo đơn tuy nhiên, một số chất bổ sung có thể hỗ trợ quản lý huyết áp ở những người bệnh này.
Nếu bạn bị t.iền tăng huyết áp có thể dùng các chất bổ sung kết hợp với tập thể dục, chế độ ăn uống lành lạnh cho tim và giảm cân.
Không có bằng chứng nào cho thấy vitamin, chất bổ sung hoặc thảo mộc có thể điều trị bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là khi chỉ dùng riêng chúng và không có loại nào được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho các mục đích này. Tuy nhiên, trên thực tế, một số chất bổ sung có thể có lợi cho sức khỏe tim tổng thể và có thể là sự bổ sung hợp lý cho kế hoạch điều trị tăng huyết áp của bạn.
Dưới đây là các chất bổ sung dinh dưỡng và thảo dược có thể mang lại lợi ích cho những người bị huyết áp cao:
1. Canxi tốt cho người tăng huyết áp
Canxi là một yếu tố thiết yếu thường gắn liền với xương khỏe mạnh, nhưng nó cũng tham gia vào việc điều hòa cơ trơn và dây thần kinh, bao gồm cả hệ thống tim mạch. Thiếu canxi có liên quan đến huyết áp cao.
Một nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Chất dinh dưỡng cho biết, những người tiêu thụ đủ canxi có huyết áp tâm thu (con số trên) giảm trung bình 2,5 mmHg so với những người có mức canxi không đầy đủ.
Người lớn nên đặt mục tiêu nhận được khoảng 1.300 mg canxi mỗi ngày từ thực phẩm và nếu cần bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Thiếu canxi có liên quan đến huyết áp cao.
Các nguồn cung cấp canxi tốt trong chế độ ăn uống bao gồm:
Các sản phẩm từ sữa (bao gồm sữa, sữa chua và phô mai)
Cá (bao gồm cá mòi và cá hồi)
Các loại rau lá xanh đậm (như cải xoăn…).
Tác dụng phụ của việc bổ sung canxi là không phổ biến nhưng có thể bao gồm đầy hơi, táo bón… đặc biệt nếu sử dụng quá nhiều.
2. Vitamin D
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị tăng huyết áp có lượng vitamin D thấp hơn. Một đ.ánh giá năm 2017 được công bố trên Cureus cho thấy, những người có lượng vitamin D cao nhất có nguy cơ bị tăng huyết áp thấp hơn 30% so với những người bị thiếu vitamin D.
Ngoài các chất bổ sung, vitamin D có thể được tìm thấy trong các thực phẩm như: Sữa (bao gồm sữa và sữa chua), cá béo (bao gồm cá mòi và cá hồi…), nước cam tăng cường vitamin D, sữa thực vật tăng cường vitamin D, gan bò…
Dùng quá liều vitamin D (trên 4.000 IU mỗi ngày) có thể dẫn đến buồn nôn, nôn, chán ăn, táo bón và nhịp tim không đều…
3. Coen zym Q10 (CoQ10)
Coen zym Q10 (CoQ10) là một chất có trong hầu hết các tế bào của cơ thể con người, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng; đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất nguồn năng lượng ATP, giúp duy trì nhịp tim đều đặn.
Có bằng chứng cho thấy CoQ10 có thể ảnh hưởng tích cực đến huyết áp. Một đ.ánh giá của các nghiên cứu được công bố vào năm 2018 cho thấy CoQ10 có khả năng hạ huyết áp tâm thu xuống 3,0 mmHg.
Tác dụng phụ của CoQ10 có xu hướng nhẹ và có thể bao gồm khó chịu ở dạ dày và mất ngủ. CoQ 10 có thể tương tác với các chất làm loãng m.áu như warfarin, thuốc trị tiểu đường (insulin)…
4. L-Arginine
L-Arginine là một axit amin mà cơ thể sử dụng để tạo ra oxit nitric. Oxit nitric là thuốc giãn mạch làm cho các mạch m.áu mở rộng (giãn ra). Khi mạch m.áu giãn ra, huyết áp sẽ giảm.
Một đ.ánh giá năm 2016 của các nghiên cứu trên Tạp chí Y học Chiropractic cho thấy, bổ sung L-arginine có thể làm giảm huyết áp tâm thu từ 2,2 đến 5,4 mmHg và huyết áp tâm trương từ 2,7 đến 3,1 mmHg ở người lớn bị tăng huyết áp.
L-arginine khi dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung có thể gây đau đầu, buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy và đầy hơi ở một số người hoặc có thể gây ra cơn hen suyễn ở những người mắc bệnh hen suyễn.
5. Magiê
Thiếu magiê có liên quan đến tăng huyết áp.
Thiếu magiê có liên quan đến tăng huyết áp nên có một số người tin rằng bổ sung magiê có thể giúp hạ huyết áp. Mặc dù bằng chứng ủng hộ giả thuyết này còn chưa thống nhất, nhưng một đ.ánh giá năm 2016 trên tạp chí Tăng huyết áp cho thấy, bổ sung magiê có thể làm giảm huyết áp tâm thu trung bình 2,0 mmHg.
Các nguồn cung cấp magiê tốt trong chế độ ăn uống bao gồm: Các loại rau lá xanh đậm (như cải xoăn và rau bina), mơ khô, bơ, quả hạch, đậu, đậu hũ…
Việc lạm dụng bổ sung magiê có thể dẫn đến tiêu chảy.
6. Kali
Kali là một trong những ví dụ điển hình về chất bổ sung tự nhiên có thể giúp hạ huyết áp. Một nghiên cứu năm 2018 về tăng huyết áp đã kết luận rằng bổ sung kali từ 3.500 – 5.000 mg mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp tâm thu từ 4,0 – 5,0 mmHg.
Mặc dù chuối là nguồn cung cấp kali tuyệt vời nhưng cũng có những nguồn cung cấp kali rất tốt khác bao gồm: Bơ, bông cải xanh, mơ khô, khoai tây và khoai lang, cà chua…
Thuốc bổ sung kali có thể gây khó chịu cho dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa hoặc đầy hơi ở một số người.
Người cao t.uổi nên uống sữa khi nào?
Sữa là sản phẩm giúp người cao t.uổi bổ sung thêm dinh dưỡng và các chất thiết yếu. Tuy nhiên người cao t.uổi nên chọn sữa gì và uống vào thời điểm nào là tốt nhất thì không phải ai cũng biết.
Người cao t.uổi nên uống sữa gì?
Người già, người cao t.uổi thường dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa và có khả năng hấp thu kém, sức miễn dịch giảm. Do vậy, việc ăn uống và hấp thu các thực phẩm qua đường miệng có thể sẽ bị hạn chế và thức ăn hàng ngày không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Người cao t.uổi có thể bổ sung các loại sữa để tăng cường dinh dưỡng. Sữa cung cấp các loại axit amin thiết yếu với tỷ lệ cân đối, cung cấp chất dinh dưỡng cũng như bổ sung canxi và các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin D, A… Sữa giúp người cao t.uổi tăng cường thể chất và giảm nguy cơ loãng xương.
Vậy người cao t.uổi nên uống sữa gì? Trong các loại sữa, tốt nhất người cao t.uổi nên chọn sữa tươi. Bởi sữa tươi chứa nhiều vitamin và muối khoáng. Trong trường hợp người cao t.uổi không dùng được sữa tươi thì có thể thay thế bằng các loại sữa công thức.
Cần lưu ý gì khi chọn sữa cho người cao t.uổi? Việc lựa chọn sữa cho người cao t.uổi cần thận trọng. Bởi người cao t.uổi thường có nhiều bệnh lý nền như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận…. Khi người cao t.uổi uống sữa rất có thể sẽ gặp các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, uống nhiều canxi nhưng không uống đủ nước dẫn tới lắng đọng canxi…
Do vậy, người cao t.uổi cần rất chú ý trong quá trình chọn sữa và cần lưu ý các yếu tố sau:
– Chọn các loại sữa chất lượng và uy tín để sử dụng. Tránh sử dụng phải sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, hàng giả hàng nhái.
– Phù hợp với khẩu vị của người cao t.uổi.
– Với người bệnh có bệnh lý nền như tim mạch, đái tháo đường, suy thận, tăng huyết áp… phải có sự tư vấn của bác sĩ điều trị. Bởi mỗi loại bệnh sẽ có những loại sữa phù hợp trong quá trình bổ sung dinh dưỡng.
Những người cao t.uổi có bệnh lý nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sữa.
Người cao t.uổi nên uống sữa khi nào?
Thời điểm tốt nhất để uống sữa với người cao t.uổi là vào các bữa phụ: sáng (9h), chiều (15h) và tối (21h).
Người cao t.uổi không nên uống sữa khi nào? Thời điểm không nên uống sữa với người cao t.uổi là vào bữa chính. Bởi không nên thay hoàn toàn chế độ ăn uống bữa chính bằng việc uống sữa. Nếu chỉ uống sữa, cơ thể sẽ thiếu năng lượng trầm trọng, do vậy chỉ sử dụng sữa như bữa phụ, thực phẩm bổ sung. Người cao t.uổi chỉ nên thay thế sữa cho bữa chính khi không thể ăn uống hay hấp thu được thông qua thực phẩm.
Ngoài ra, người cao t.uổi không nên uống sữa khi dùng thuốc. Bởi tất cả các loại thuốc đều có hướng dẫn cụ thể và người bệnh nên uống theo chỉ định của bác sĩ.