GiadinhNet – Dùng gừng đúng cách có công dụng kháng viêm, trị cảm lạnh, làm ấm cơ thể từ bên trong, phòng các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa…
Áp dụng ngay mỗi ngày ngậm 1 lát gừng tươi vào buổi sáng, sức khỏe của bạn sẽ cải thiện đến bất ngờ!
GiadinhNet – Mỗi sáng thức dậy, sau khi uống 1 cốc nước ấm, hãy ngậm 1 lát gừng trong khoảng 30 phút, cơ thể sẽ thu được kết quả tuyệt vời.
Gừng ngoài là một loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp, nó còn là một dược liệu chữa được nhiều bệnh trong Đông y. Không thể phủ nhận gừng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng vô tội vạ hoặc không đúng cách, nó sẽ gây ra nguy hiểm cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Dưới đây là cách dùng gừng gây nguy hiểm sức khỏe, cần sớm thay đổi
Không dùng khi bị sốt cao, say nắng
Do đặc tính cay nóng, ấm, gừng tươi ăn sẽ giãn các mao mạch, thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi, làm ấm cơ thể từ bên trong. Khi ấy, tuần hoàn máu tốt hơn, cơ thể chống lại virus hợp bào hô hấp, phòng ngừa các bệnh liên quan đường hô hấp. Tuy nhiên, gừng được chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng. Đặc biệt, với những người có dấu hiệu sốt cao thì tuyệt đối không ăn gừng, vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Không dùng khi bị bệnh về gan, mật, viêm loét dạ dày
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, nếu ăn vào sẽ tăng nồng độ acid. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
Ngoài ra, gừng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, nên khi mắc các chứng bệnh về gan nên hạn chế. Cùng với đó, tính cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.
Không dùng khi bị tăng huyết áp
Người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.
Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến… Với những người có thân nhiệt cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.
Không dùng cho phụ nữ trước và sau sinh
Gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Nhưng trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.
Một số bài thuốc hay trị bệnh từ củ gừng
Ảnh minh họa
– Điều trị cảm cúm: Dùng gừng tươi 20g, kinh giới 20 – 30g, tử tô diệp 20 – 30g, trà 30g. Đem tất cả các vị sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng rất tốt cho người bị ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).
– Trị viêm đường hô hấp: Những người bị ho hen, viêm họng… nên ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng.
– Trị trúng gió: Dùng gừng để đánh gió cũng có tác dụng bởi gừng tính ấm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh.
– Chống nôn, tốt cho người say tàu xe: Trước khi lên xe, nếu ăn một lát gừng tươi nhỏ, bạn có thể hạn chế được tình trạng nôn mửa do say xe.
– Tăng cường bản lĩnh quý ông: Hãm gừng với nước nóng, sau đó thêm ít chanh và mật ong để có cốc trà thơm nồng. Loại nước này tốt cho đàn ông bị yếu sinh lý.
– Bong gân, sưng đau do ngã: Lấy gừng tươi giã nát với ít muối bó vào chỗ đau, để qua đêm sẽ giảm.
Thời điểm ăn gừng tốt nhất trong ngày, mùa đông lạnh nên áp dụng ngay để phòng ốm vặt
GiadinhNet – Gừng ăn buổi tối “độc ngang thạch tín” là lời truyền miệng, không có cơ sở khoa học.
Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
6 món ăn rẻ tiền chữa rối loạn tiền đình