GĐXH – Bị trẹo chân vào đúng dịp Tết nhưng ngại đi khám nên tự mua thuốc về tiêm. Sau 1 tháng đi khám, bệnh nhân bị viêm mô bào, hoại tử cả 2 chân trên nền bệnh đái tháo đường.
Người đàn ông 37 tuổi tử vong sau cơn đau đầu khi đá bóng, bác sĩ chỉ rõ chơi thể thao nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!
GĐXH – Người đàn ông 37 tuổi đang chơi đá bóng thì thấy mệt nên ra sân nằm nghỉ, 30 phút sau được phát hiện đã không còn cử động, mất ý thức, đột quỵ não.
Vừa qua, bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết về trường hợp một nữ bệnh nhân 55 tuổi (ở Hà Nội), phải cắt cụt cả hai chân do ngại đi khám và tự ý dùng thuốc.
Theo lời bệnh nhân, trước khi vào viện 1 tháng, bà bị trẹo chân trái nhưng do không quá đau và đúng dịp giáp Tết nên ngại đến viện khám. Bà tự mua thuốc về tiêm vào chân dù không biết thuốc tên gì.
Ảnh minh họa
Sau một tuần điều trị tại nhà, cơn đau càng tăng, bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu. Thăm khám thấy bệnh nhân bị viêm mô bào, hoại tử cả 2 chân trên nền bệnh đái tháo đường, các bác sĩ đã chỉ định cắt cụt cả hai chi.
Bác sĩ Thiệu cho biết, việc tự ý điều trị, dùng thuốc rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế, bệnh nhân khi có dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay, không tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc để tránh tiền mất, tật mang.
Người bệnh tiểu đường bị viêm mô tế bào nguy hiểm thế nào?
Viêm mô tế bào là bệnh khá phổ biến với biểu hiện là một nhiễm trùng cấp tính ở da và mô dưới da.Bệnh thường khởi phát ở một vùng da sưng, nóng, đỏ và đau; sau đó nhanh chóng lan rộng. Bệnh có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên thường gặp vùng da ở chi thể đặc biệt là chi dưới. Tổn thương cũng có thể lan rộng đến hạch lympho và đi vào máu. Nếu không được điều trị có thể đe dọa đến tính mạng, cần đi khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào.
Đặc biệt, với trường hợp trên, ngoài viêm mô bào, bệnh nhân còn bị đái tháo đường, vì thế tình trạng sẽ càng nghiêm trọng và nguy cơ cắt cụt chi lớn hơn rất nhiều so với người không có bệnh nền.
TS.BS Lâm Mỹ Hạnh – Phó khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: “Rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường bị giảm hoặc mất cảm giác ở bàn chân, dẫn đến không nhận biết được các vết thương ở giai đoạn sớm, làm vết thương lan rộng gây nhiễm trùng và hoại tử ngọn chi nên phải tháo khớp và cắt cụt chi”.
Ngoài ra bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị huyết áp cao, mỡ máu tăng cao, kiểm soát đường huyết kém, làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận….
Bác sĩ Hạnh khuyến cáo, người mắc đái tháo đường cần đi khám và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không dùng bất cứ loại thuốc gì không rõ nguồn gốc hoặc khi chưa có chỉ định. Ngoài ra, người bệnh cần quản lý chế độ ăn, tăng cường vận động thể dục thể thao để kiểm soát đường huyết và đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Ảnh minh họa
Cách phòng biến chứng bàn chân cho người bị tiểu đường
Để phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường, bệnh nhân cần phải thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết và mỡ máu, đi khám sức khỏe định kì.
Đối với người bệnh đái tháo đường, nếu bàn chân hoặc bất kỳ bộ phần nào trên cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau thì cần lập tức đến bệnh viện ngay. Cụ thể: thay đổi màu da trên bàn chân, sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân, thay đổi nhiệt độ ở bàn chân, vết loét dai dẳng trên bàn chân, đau hoặc ngứa ran ở bàn chân hoặc mắt cá chân, móng chân mọc ngược, bệnh nấm da chân hoặc các bệnh nhiễm trùng nấm khác ở bàn chân, da khô, nứt nẻ ở gót chân, dấu hiệu nhiễm trùng…
Cách xử trí và chăm sóc bàn chân do biến chứng đái tháo đường
Nếu chẳng may tiểu đường gây biến chứng tại chân, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau:
Kiểm tra chân mỗi ngày: Kiểm tra kẽ chân, kẽ móng xem có vết xước, vết chai sạn, vết rộp hay không. Bên cạnh đó, cần phải theo dõi xem da có bị khô nứt, bị đỏ, nóng hay bị căng không.
Rửa sạch chân bằng xà phòng trung tính, đặc biệt là các kẽ chân. Sau khi rửa để khô chân và bôi kem dưỡng ẩm để làm mềm và tránh xuất hiện các vết nứt. Lưu ý không nên ngâm chân quá lâu trong nước để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết loét.
Không cắt móng chân quá sâu, không làm tổn thương da khi cắt móng chân.
Không đi chân trần, tránh va chạm mạnh dẫn đến tổn thương chân. Nên sử dụng dép đi trong nhà mềm mại hoặc đi tất vừa chân, được làm bằng sợi bông hoặc cotton mềm và lộn mặt trái của tất để đi.
Không được chườm nóng hoặc sưởi chân, ngâm chân bằng nước nóng kể cả khi thấy tê bì hoặc lạnh chân để tránh bị bỏng hoặc tổn thương do nhiệt.
Hai vợ chồng phát hiện mắc chung 1 bệnh ung thư trong vòng 1 năm, thừa nhận có thói quen sai lầm mà nhiều gia đình người Việt đang mắc phải
GĐXH – Vì tiết kiệm nên họ chỉ nấu ăn một lần mỗi ngày, sau đó hâm nóng để ăn bữa tiếp theo. Ngoài ra, họ cũng thường xuyên ăn dưa muối, cá muối, vịt ngâm các loại…
Thêm một loại củ nấu ăn ngon, giúp giảm đau xương khớp và viêm loét dạ dày hiệu quả, hiện đang rẻ và bán đầy ở chợ Việt
GĐXH – Củ riềng chứa các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành. Ngoài ra, riềng còn hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, giảm khó chịu do viêm loét dạ dày…
8 thực phẩm tự nhiên giúp giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để phòng bệnh
GĐXH – Gần như tất cả các bất thường về cholesterol có thể bắt nguồn từ thực phẩm chúng ta ăn, vậy nên việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quyết định để phòng ngừa mỡ máu xấu.