Vì lượng thực phẩm chúng ta ăn vào mỗi ngày có giới hạn nên khi ăn nhiều thịt cũng đồng nghĩa với việc ăn ít rau củ, trái cây hơn.
Điều này kéo dài sẽ khiến cơ thể dễ bị thiếu một số loại vitamin quan trọng.
Chế độ ăn nhiều thịt, ít rau củ, trái cây hay ngũ cốc nguyên hạt sẽ khiến cơ thể dễ bị thiếu vitamin C và E. Cơ thể cần vitamin C để tạo collagen và chống lại các gốc tự do có khả năng làm hỏng tế bào. Vitamin C cũng giúp hấp thụ chất sắt, theo theo trang tin Popsugar (Mỹ).
Ăn quá nhiều thịt đỏ, ít rau củ và trái cây sẽ dễ gây thiếu vitamin và táo bón. Ảnh PEXELS
Trong khi đó, mỗi ngày cơ thể cần ít nhất 10 mg vitamin C. Nếu thiếu quá nhiều vitamin C thì chỉ sau vài tuần, chúng ta có thể mắc bệnh Scorbut. Các triệu chứng của bệnh gồm trầm cảm, thiếu m.áu, mệt mỏi, viêm nhiễm và một số triệu chứng khác. Phần lớn lượng vitamin C chúng ta hấp thụ mỗi ngày lại đến từ rau củ và trái cây nên ăn ít các loại thực vật này sẽ dễ gây thiếu vitamin C.
Chế độ ăn nhiều thịt cũng khiến cơ thể dễ bị thiếu vitamin E. Vitamin E là một chất chống ô xy hóa, có tác dụng hỗ trợ miễn dịch và ngăn ngừa cục m.áu đông. Cơ thể cần 15 mg vitamin E mỗi ngày. Các món có nhiều vitamin E gồm bông cải xanh, dầu ô liu, hạt hướng dương, probina, biến trái bơ, kiwi và một số món khác.
Ngoài ra, thiếu vitamin còn phụ thuộc vào cách lựa chọn loại thịt. Ăn nhiều thịt đỏ như heo, bò thì sẽ dễ gây thiếu vitamin A. Tuy nhiên, nếu ăn gan bò, gan cá thì không những được cung cấp dồi dào lượng vitamin A mà loại thực phẩm này còn có biotin và folate. Đây là 2 loại vitamin cần thiết cho quá trình trao đổi chất và hoạt động của tế bào.
Một vấn đề khác nữa có thể xảy ra khi ăn nhiều thịt là táo bón. Nguyên nhân là do thịt động vật dù nhiều protein nhưng lại thiếu chất xơ, ngay cả khi bạn dùng thực phẩm bổ sung chất xơ để giảm táo bón.
Khi đang áp dụng chế độ ăn nhiều thịt, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo vẫn cần ăn thêm chất xơ từ thực vật để cải thiện sức khỏe vi khuẩn đường ruột. Nếu để mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột thì chế độ ăn nhiều thịt có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiều vấn đề sức khỏe đường ruột khác.
Hơn nữa, một số loại thịt lại có nhiều chất béo và làm tăng cholesterol, đặc biệt nếu bạn không tập thể dục. Thịt xông khói và các loại thịt chế biến khác có hàm lượng natri cao có thể làm tăng huyết áp. Chế độ ăn nhiều natri cũng có liên quan đến các vấn đề về thận. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo những người mắc huyết áp cao, cholesterol cao hoặc bệnh tim mạch không nên ăn quá nhiều thịt, theo Popsugar.
Tác dụng, tác hại của nước mắm
Nước mắm làm tăng hương vị món ăn, bổ sung vitamin, sắt nhưng lại chứa quá nhiều muối.
Giá trị dinh dưỡng
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong 1 thìa nước mắm (18g) có 6 calo, 0,66g carbs, 0,66g đường, 0,01g chất béo, 0,91g protein. Nước mắm cũng chứa nhiều loại vitamin nhưng lượng không nhiều gồm choline, vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B12, C, D, E, K.
Điều cần lưu ý là 1 thìa nước mắm tích tụ nhiều muối (60% nhu cầu hằng ngày), magie (7,5%). Ngoài ra còn 1 số khoáng chất khác không đáng kể như canxi, đồng, sắt, phốt pho, selen, kẽm.
Nước mắm thường xuất hiện trong bữa ăn của người dân nhiều nước châu Á. Ảnh: Lacademie
Dưới đây là một số tác dụng của nước mắm:
Tăng hương vị món ăn
Nước mắm là nguyên liệu nấu ăn truyền thống ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Chỉ cần một thìa nhỏ nước mắm cũng có thể mang lại hương vị đậm đà, có thể dùng để chấm kèm rau, các món nhạt hoặc cho vào thực phẩm khi chế biến.
Cung cấp vitamin B và magie
Nhìn chung, nước mắm không phải là nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Dù vậy, gia vị này vẫn bổ sung một lượng magiê và vitamin B. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, một thìa nước mắm 18g cung cấp vitamin B3, B6, B9 và B12 đủ 2-4% nhu cầu hằng ngày và magie (7,5%).
Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng, tổng hợp ADN và cần thiết cho hệ thần kinh. Trong khi đó, magie rất quan trọng cho việc sản xuất năng lượng, tổng hợp protein, điều hòa lượng đường trong m.áu và duy trì huyết áp.
Lượng calo thấp
Trong khi nhiều loại gia vị phổ biến thường có hàm lượng calo cao (mayonnaise, sốt cà chua, nước sốt thịt nướng), nước mắm là loại gia vị có hàm lượng calo thấp. Bởi vậy, đây là lựa chọn tốt cho những người muốn giảm lượng năng lượng hấp thụ.
Bổ sung chất sắt
Theo Nutrition Advance, trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng kéo dài 6 tháng với 152 phụ nữ bị thiếu m.áu do thiếu sắt, việc dùng nước mắm đã tăng cường chất sắt. Nhờ đó, giảm tỷ lệ thiếu m.áu do thiếu sắt.
Tác hại tiềm ẩn
Hàm lượng muối cao
Một thìa nước mắm 18g có 1,4g natri, chiếm tới 60% nhu cầu natri khuyến nghị hằng ngày, dựa trên chế độ ăn 2.000 calo/ngày. Bởi vậy, người dân cần sử dụng nước mắm một cách điều độ để tránh tác động xấu tới sức khỏe.
Những người theo chế độ ăn ít natri có thể xem xét các gia vị thay thế hoặc tìm loại nước mắm có hàm lượng natri thấp hơn, dùng ít nhất có thể.
Nguy cơ gây dị ứng
Cá và động vật có vỏ có thể chứa những chất gây dị ứng ảnh hưởng đến một số người. Vì thành phần chính của nước mắm là cá hoặc động vật có vỏ nên cũng có nguy cơ tác động tới những người bị dị ứng hải sản.
Chia sẻ địa chỉ: mua tai nghe trợ thính tại Bến Tre cao cấp
Bạn đang tìm: mua tai nghe trợ thính tại Bình Dương chính hãng
Xem địa chỉ: mua tai nghe trợ thính tại Bình Định giá rẻ