Uống nước đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để phát huy được hiệu quả tốt nhất thì bạn cần có những bí quyết uống nước sao cho đúng nhất.,uống nước, uống nước đúng cách, khung giờ uống nước, bí quyết uống nước, uống nước thế nào cho đúng cách
Chọn tư thế ngồi thoải mái uống nước
Nhiều người thường đứng để uống nước, bởi đây là tư thế uống nước dễ dàng nhất. Tuy nhiên, đứng uống nước sẽ khiến lượng nước di chuyển nhanh chóng xuống dạ dày và cơ thể sẽ không kịp hấp thu dưỡng chất của nước. Lựa chọn tư thế ngồi thoải mái để uống nước sẽ giúp dòng nước trung hòa và dễ dàng đi tới các cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra việc ngồi khi uống còn giúp cơ thể thư giãn các dây thần kinh, thận cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Uống từng ngụm nhỏ mỗi lần
Việc uống nước vội vã sẽ khiến dạ dày trở nên khó chịu và đôi khi còn gây ra hiện tượng sặc nước. Do nước bọt có tính kiềm, nó cần có thời gian để kịp hòa lẫn với nước.
Vì thế hãy uống từng ngụm nhỏ để chúng có thời gian hòa trộn và ổn định axit trong dạ dày, ngoài ra còn giúp làm dịu và không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Chia ra uống nước đều và nhiều lần trong ngày
Việc chia ra uống nước đều và nhiều lần trong ngày sẽ giúp hệ điều tiết trong cơ thể hoạt động hài hòa hơn, thay vì bạn nhịn uống một lúc lâu rồi uống thật nhiều trong một lúc bù lại.
Ngoài ra, việc uống nước đều còn giúp giảm cân, bởi nó khiến bạn cảm thấy no, giúp bạn không ăn quá nhiều vào bữa ăn.
Uống nước có nhiệt độ phòng hoặc nước ấm
Nếu bạn có thói quen uống nước lạnh hay nước đá thì hãy thay đổi chúng bằng việc uống nước có nhiệt độ phòng hoặc nước ấm. Bởi nước lạnh có thể gây sốc cho các giác quan của bạn và làm rối loạn quá trình tiêu hóa.
Nước lạnh còn gây khó khăn cho việc tuần hoàn máu, dẫn dến táo bón. Thay vào đó hãy uống nước ấm, để giúp cho việc tiêu hóa, quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra nước ấm còn giúp giảm cân và làm hết các triệu chứng đầy hơi.
Không uống nhiều nước trước bữa ăn
Uống nhiều nước trước bữa ăn sẽ khiến dạ dày bạn không còn chỗ chứa thêm thức ăn nữa, lúc này khi nạp thức ăn vào, dạ dày sẽ không đủ không gian để thực hiện các hoạt động tiêu hóa, gây ra tức bụng, khó chịu.
Vì thế, trước bữa ăn khoảng 30 phút bạn không nên uống quá nhiều nước nhé.
Không uống nước giữa bữa ăn
Khi thức ăn đi vào cơ thể, dạ dày sẽ bắt đầu hoạt động để nghiền nhỏ thức ăn và tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn, giúp các chất hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn.
Nếu uống nước trong lúc ăn sẽ khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để xử lý lượng nước này, từ đó khiến quá trình dịch vị diễn ra chậm hơn, khó khăn hơn.
Uống nước ngay khi vừa thức dậy
Khi bạn đang ngủ thì các cơ quan trong cơ thể vẫn hoạt động, sau thời gian 6 – 8 tiếng ngủ dậy, bạn sẽ mất một lượng lớn nước. Đây chính là thời điểm thích hợp để thải các độc tố ra bên ngoài.
Ngoài việc làm sạch hệ tiêu hóa và giúp thải độc tố, uống 1 ly nước ấm vào sáng sớm còn giúp hydrat hóa và giữ cho cơ thể luôn tươi trẻ, tránh được rất nhiều bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn có thể đã tích tụ ở bên trong.