Sử dụng đồ nhựa dùng một lần tiện lợi nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe, đặc biệt là có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư.
Ngày Tết, gia đình tôi rất đông khách và tôi thường mua bát đĩa, hộp nhựa dùng một lần. Dùng xong chỉ cần dọn bỏ thùng rác, không cần rửa nên rất tiện lợi. Việc dùng chén, bát, dĩa ăn một lần có hại gì không. Xin cảm ơn bác sĩ! (Huỳnh Thu Thảo – T.iền Giang)
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, tư vấn:
Trong các dịp lễ Tết, tiệc ở gia đình, cơ quan nhiều người chọn bát, đĩa, ly, chai, muỗng, ống hút dùng một lần. Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng sau khi sản xuất từ máy, đồ nhựa này được đóng gói và đưa ngay ra thị trường tiêu thụ. Trên bề mặt của những chén, đĩa, ly, chai, muỗng, ống hút bám đầy các vi hạt nhựa (microplastic). Những vi hạt này sẽ vào cơ thể qua đường ăn uống và là tác nhân của rất nhiều loại ung thư nguy hiểm như đại tràng, phổi, gan.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trên bề mặt chén đĩa nhựa hoặc chai nước nhựa có chứa đến hàng triệu vi hạt nhựa và dễ dàng bám vào đồ ăn hoặc lơ lửng trong nước. Về cơ chế, những vi hạt nhựa này có kích thước bé hơn cả hồng cầu nên chúng dễ dàng xâm nhập vào thành đại tràng, thành mạch m.áu, thành phế quản và kích hoạt phản ứng viêm nhiễm mạn tính, oxy hóa, tổn thương chuỗi ADN nếu chúng ta tiếp xúc với chúng nhiều lần và trong khoảng thời gian dài nhiều năm.
Các loại đồ dùng này trong môi trường tự nhiên biến hoại và phóng thích các hạt vi nhựa vào không khí làm bầu không khí ô nhiễm. Từ đó cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Trên bề mặt của những chén, đĩa, ly, chai, muỗng, ống hút bám đầy các vi hạt nhựa (microplastic). Ảnh: Bing AI
Cách tốt nhất là chúng ta không nên sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Nếu phải sử dụng bạn cần lưu ý một số thói quen tốt như sau:
Trước khi bày thức ăn lên chén, đĩa nhựa dùng 1 lần, bạn nên rửa lại bằng nước hoặc có thể dùng khăn ướt, khăn giấy ướt, hoặc khăn giấy khô để lau chùi bề mặt.
Đối với muỗng hoặc ống hút nhựa, bạn nên xả nước trước khi sử dụng. Bạn nên thay thế dần các loại đồ nhựa dùng một lần bằng đồ thủy tinh, đồ sứ trắng không có nhuộm màu lòe loẹt.
Loại trái cây giúp giảm mỡ m.áu
Táo, dâu tây, nho và trái cây họ cam quýt chứa nhiều pectin giúp giảm mỡ m.áu, ngăn ngừa các bất ổn như ung thư, béo phì, n.hiễm t.rùng đường ruột.
Trên toàn cầu có khoảng 110 triệu nam giới và 80 triệu phụ nữ mắc bệnh tim mạch. Đây là căn bệnh cướp đi sinh mạng khoảng 9 triệu người mỗi năm, là nguyên nhân gây t.ử v.ong cao nhất.
Cholesterol cao (vượt quá 200mg/dL) là một trong những yếu tố nguy cơ chính của tình trạng trên.
Các loại trái cây họ cam quýt giúp giảm lượng mỡ m.áu. Ảnh minh họa: Facts
Cholesterol là một thành phần của mỡ m.áu, đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Nhưng khi lượng cholesterol trong m.áu cao sẽ làm lòng động mạch xơ cứng, hẹp dần và cản trở dòng m.áu di chuyển đến các cơ quan. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch, dễ dẫn đến nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ.
Tập thể dục thường xuyên, giảm căng thẳng và ít uống rượu có thể giữ cholesterol ở mức bình thường. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có tác dụng tốt. Theo đó, bạn nên ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ và hạn chế tối đa loại chứa nhiều chất béo bão hòa, natri hoặc đường. Mặc dù trái cây có chứa đường tự nhiên nhưng không nhiều như ngũ cốc có đường hoặc bánh mì đóng gói.
Theo Harvard Health Publishing, một số loại quả thực sự có thể mang lại lợi ích cho những người có lượng cholesterol cao: trái cây có lượng pectin cao.
Pectin là gì?
Được tìm thấy trong gần như tất cả thực vật, pectin là một chất hòa tan trong nước được chuyển đổi từ một chất không hòa tan là protopectin sản sinh khi trái cây chín. Hàm lượng pectin trong vỏ chanh, táo và cam là 0,5% đến 3,5%.
Pectin được đ.ánh giá có một số lợi ích sức khỏe bao gồm tăng cường chuyển hóa glucose, làm rỗng dạ dày, ngăn ngừa các bất ổn như ung thư, béo phì, n.hiễm t.rùng đường ruột.
Pectin đã được chứng minh giúp cải thiện quá trình chuyển hóa lipid và mức cholesterol của cơ thể do khả năng tăng cường chất lượng fibrin đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông m.áu.
Trong một nghiên cứu với hơn 20 tình nguyện viên, từng người ăn 15g bánh quy giàu pectin mỗi ngày trong 21 ngày. Kết quả cho thấy mức cholesterol toàn phần của người tham gia giảm trung bình 5%.
Các loại trái cây giàu pectin
Vì những lý do trên, các chuyên gia khuyên những người có cholesterol cao nên cân nhắc việc kết hợp trái cây giàu pectin vào chế độ ăn uống. Cụ thể là táo, dâu tây, nho và trái cây họ cam quýt.
Tất nhiên, theo Health Digest, trái cây không phải là nhóm thực phẩm duy nhất bạn nên nhắm tới khi cố gắng giảm cholesterol, đặc biệt là cholesterol LDL xấu. Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, cá béo và các loại đậu là những thực phẩm khác có thể hỗ trợ mức cholesterol khỏe mạnh. Bạn nên chọn đậu bắp, cà tím, dầu hạt cải hoặc dầu hướng dương thay cho mỡ lợn hoặc bơ.
Ngoài việc ăn uống lành mạnh, hãy nhớ dùng các loại thuốc điều trị cholesterol theo chỉ định. Bỏ hút thuốc và duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng hỗ trợ sức khỏe. Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ lịch khám định kỳ.
Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ khuyến cáo, đối với những người không có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, có thể chỉ cần đo mức cholesterol sau 4-6 năm. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho tất cả mọi người, vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe bản thân.