Ngoài khó thở, thở gấp gáp, những dấu hiệu sau cũng cảnh báo phổi đang có vấn đề nhưng bạn chưa thực sự quan tâm.
Ô nhiễm không khí là một trong những vấn nạn không thể giải quyết ngày một ngày hai trên toàn cầu. Điều này dẫn đến chất lượng sống của con người thời hiện đại bị suy giảm đáng kể. Khi ô nhiễm không khí tấn công, lá phổi là cơ quan nội tạng đầu tiên chịu những thiệt hại nghiêm trọng, về lâu dài có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Điều này đúng với cả ô nhiễm không khí ngoài trời lẫn ô nhiễm không khí trong nhà.
6 dấu hiệu cảnh báo lá phổi đang dần suy yếu
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh phổi rất dễ bị bỏ qua. Biết các dấu hiệu cảnh báo có thể giúp bạn điều trị trước khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy hẹn gặp bác sĩ sớm nhất có thể:
1. Khó thở
Khó thở trong quá trình tập thể dục, trong môi trường thiếu oxy có thể là chuyện bình thường. Nhưng nếu tình trạng khó thở diễn ra không lý do, cũng không hề biến mất sau khi buổi tập kết thúc thì hãy cảnh giác với bệnh phổi.
2. Thở gấp gáp
Thở gấp gáp, khi hít vào và thở ra đều cảm thấy khó khăn thì rất có thể, bạn cần đi kiểm tra phổi của bạn gấp.
3. Ho kéo dài
Tình trạng ho kéo dài hơn 1 tháng chính là dấu hiệu rõ ràng cảnh báo hệ hô hấp của bạn đang có vấn đề. Tình trạng ho càng kéo dài thì lá phổi càng có nguy cơ mắc một bệnh nào đó.
4. Ho ra máu
Máu có thể chảy ra từ phổi hoặc đường hô hấp trên của bạn, sau đó cơn ho như một hành động quyết định giúp bạn nhận ra tình trạng này. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo phổi của bạn đang bị suy yếu trầm trọng.
5. Tình trạng chất nhầy gia tăng kéo dài
Chất nhầy trong phổi được sản xuất có thể có thể chống lại nhiễm trùng hoặc chất kích thích. Nhưng sản xuất chất nhầy tăng lên trong hơn 1 tháng lại có thể là dấu hiệu của bệnh phổi mà mọi người cần lưu tâm.
6. Đau ngực kéo dài
Đau ngực không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng và trở nên trầm trọng hơn khi bạn hít sâu hoặc ho là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu hay phổi đang mắc một căn bệnh nào đó.
Nếu xuất hiện dù chỉ một trong những dấu hiệu này, mọi người nên đi thăm khám, có thể tiến hành chụp chiếu để xác định phổi có vấn đề gì không. Từ đó có những can thiệp kịp thời, giúp phổi được phục hồi sớm nhất.
5 thói quen cần làm để phổi luôn trẻ khỏe như ở độ tuổi đôi mươi
Ngay cả khi cơ thể đang hoàn toàn khỏe mạnh, bạn vẫn nên thực hiện những việc có vai trò dưỡng phổi, giúp hệ hô hấp luôn khỏe trong tình trạng ô nhiễm không khí lan tràn khắp nơi. 5 việc cần làm để phổi luôn trẻ khỏe như ở độ tuổi đôi mươi:
1. Không hút thuốc lá
Điều này đúng với người đang có thói quen hút thuốc lá và cả người hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc lá có liên quan đến hầu hết các bệnh về phổi, bao gồm COPD, xơ phổi vô căn và hen suyễn. Nó cũng làm cho các bệnh đó trở nên trầm trọng hơn.
Mỗi khi hút một điếu thuốc, bạn sẽ hít vào phổi hàng ngàn chất hóa học, bao gồm nicotine, carbon monoxide và hắc ín. Những chất độc này làm hỏng phổi của bạn. Chúng làm tăng chất nhầy, khiến phổi khó tự làm sạch hơn, đồng thời gây kích ứng và làm viêm các mô. Dần dần, đường thở của bạn bị thu hẹp, khiến bạn khó thở hơn.
Hút thuốc lá cũng khiến phổi bị lão hóa nhanh hơn. Cuối cùng, các hóa chất có thể thay đổi tế bào phổi từ bình thường thành ung thư.
2. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn giúp dưỡng phổi siêu tốt. Các cơ giữa các xương sườn của bạn giãn ra và co lại, và các túi khí bên trong phổi của bạn hoạt động nhanh chóng để trao đổi oxy lấy carbon dioxide. Bạn càng tập nhiều, phổi sẽ càng ngày càng trẻ khỏe hơn.
3. Tránh tối đa tiếp xúc chất ô nhiễm
Tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí có thể làm hỏng phổi của bạn và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Khi còn trẻ và khỏe, phổi của bạn có thể dễ dàng kháng lại những chất độc này. Tuy nhiên, khi bạn già đi, chúng sẽ mất đi một số sức đề kháng và trở nên dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn.
Bạn nên tránh tập thể dục gần nơi xe cộ đông đúc, đảm bảo tránh tiếp xúc khói bụi tại nơi làm việc, phòng ở thường xuyên được hút bụi, thường xuyên mở cửa sổ để tăng thông gió trong nhà, luôn có đủ quạt, máy hút mùi và các phương pháp thông gió khác trong nhà…
4. Ngăn ngừa nhiễm trùng
Cách tốt nhất để tránh nhiễm trùng phổi là giữ tay sạch sẽ. Thường xuyên rửa bằng nước ấm và xà phòng, tránh chạm vào da mặt càng nhiều càng tốt.
Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây và rau quả – chúng chứa các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.
Ngoài ra bạn nên thường xuyên tiêm chủng đầy đủ hàng năm như tiêm phòng cúm. Sau 65 tuổi cần tiêm phòng viêm phổi.
5. Hít thở sâu
Nếu bạn hít thở nông từ vùng ngực, chỉ sử dụng một phần nhỏ phổi của mình. Hít thở sâu giúp làm sạch phổi và tạo ra sự trao đổi oxy đầy đủ.
Hơi thở nông đến từ ngực và hơi thở sâu hơn đến từ bụng. Chú ý bụng của bạn tăng lên và xẹp xuống khi bạn luyện tập. Khi thực hiện các bài tập này, bạn cũng có thể thấy mình bớt căng thẳng và thoải mái hơn.