Cùng uống 2 lon bia, tại sao có người 4 tiếng nồng độ cồn về 0, người vẫn còn?

Cùng uống 2 lon bia nhưng 4 tiếng sau có người không phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở, người vẫn còn.

Vì sao lại có tình trạng này?

cung uong 2 lon bia tai sao co nguoi 4 tieng nong do con ve 0 nguoi van con 6fb 7096100

Tôi và bạn cùng uống 2 lon bia có nồng độ cồn 5%, thể tích 330ml. Tuy nhiên, 4 tiếng sau, khi thổi nồng độ cồn, bạn tôi không phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở, trong khi tôi lại còn ở mức 65,5 mg/100 ml m.áu, tương đương 0,312 mg/ lít khí thở. Có phải vì bạn tôi thể trạng tốt hơn (nặng 90kg) và tửu lượng tốt hơn tôi (bạn tôi rất hiếm khi say dù uống nhiều) nên đào thải cồn nhanh hơn? (Minh Hoàng, Hà Nội).

Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), tư vấn:

Về cơ bản, cồn trong rượu bia hay thuốc đều tính mg trên cân nặng, bản chất là đều chuyển hóa qua gan khi đi vào cơ thể. Nhưng cân nặng không phải là yếu tố quyết định việc đào thải, chỉ là một phần. Không có chuyện người nặng 90kg thì khả năng đào thải cồn nhanh hơn, tốt hơn người gầy hơn.

Việc uống rượu bia và giải phóng nồng độ cồn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, vào men chuyển hóa/phân hủy cồn của cơ thể từng người và mức độ đào thải của gan. Đó là lý do có người uống ít thôi cũng say nhưng có người uống nhiều nhưng không say.

Mỗi một bộ máy trong cơ thể của mỗi người là khác nhau. Cân nặng và tửu lượng không quyết định việc đào thải nồng độ cồn hay tốc độ chuyển hóa này. Việc một người dễ say hay không dễ say, có say hay không say cũng không liên quan đến khả năng đào thải cồn khỏi cơ thể.

Hai lon bia tương đương với 3 đơn vị cồn, thông thường sẽ mất khoảng 3 tiếng để thải trừ cồn. Sau khi thải trừ, cơ thể cần 2-3 tiếng để cồn trong hơi thở được phát tán hết. Như vậy, thông thường, cơ thể mất từ 5-6 tiếng để đưa nồng độ cồn về 0 sau khi uống 2 lon bia.

Tuy nhiên, tốc độ đào thải nhanh hay chậm của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào men chuyển hóa, vì thế cùng lượng bia, thời gian sau uống, có người 4 tiếng đã đưa nồng độ cồn về 0 sau khi uống 2 lon bia, nhưng có người vẫn còn nồng độ cồn trong cơ thể.

Theo luật, tại Việt Nam, người điều khiển ôtô, xe máy, mô tô không được phép có cồn trong m.áu khi đang lưu thông.

Uống một lon bia lúc 19h, ba tiếng sau cơ thể còn nồng độ cồn không?

Theo chuyên gia, thông thường, một đơn vị cồn mất 1 tiếng để gan đào thải hết và 2 tiếng nữa để hết toàn bộ trong hơi thở.

Như vậy, người uống một lon bia mất khoảng 3 tiếng để nồng độ cồn về 0%.

Tôi rất thích uống 1 lon bia vào bữa ăn, nó trở thành thói quen, không có sẽ thấy khó chịu. Buổi tối tôi uống 1 lon bia lúc 19h, đến 21h vào ca trực, nếu tôi tham gia giao thông còn có nguy cơ vi phạm nồng độ cồn không? Xin cảm ơn! (Nguyễn Anh Đức, Ba Đình, Hà Nội).

uong mot lon bia luc 19h ba tieng sau co the con nong do con khong 3ef 7084067
Uống một lon bia mất khoảng 3 tiếng để nồng độ cồn về 0%. Ảnh: A.I

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, phụ trách Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Bộ Quốc phòng (Hà Nội), tư vấn:

Hiện nay, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Tôi uống 1 lượng cồn nhất định, sau bao lâu thì thổi nồng độ cồn bằng 0”. Nồng độ cồn tùy vào cơ thể của từng người, vì vậy thời gian chính xác để loại bỏ hoàn toàn cồn trong cơ thể sẽ khác nhau. Thông thường, một đơn vị cồn mất 1 tiếng để gan đào thải hết và 2 tiếng nữa để hết toàn bộ trong hơi thở. Như vậy, bạn uống một lon bia mất khoảng 3 tiếng để nồng độ cồn về 0%.

Khi uống bia rượu, chỉ sau 5 phút đã có tác động lên não làm tăng tiết dopamin giúp cho cơ thể khoan khoái dễ chịu và có phần hưng phấn quên hết mệt nhọc. Đây là lý do nhiều người thích uống bia, rượu. Một đơn vị cồn tương đương 10g cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong bia hoặc rượu.

Cách tính đơn vị cồn trong bia, rượu: Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)

Ví dụ: một lon bia 330 ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gram cồn là: 330 x 0,05 x 0,79 = 13 g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.

Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với:

– 3/4 lon bia 330 ml (5%)

– Một cốc bia hơi 330 ml (4%)

– Một ly rượu vang 100 ml (13,5%)

– Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%)

Theo khuyến cáo của Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ, tiêu thụ rượu ở mức trung bình là khi uống không quá 2 đơn vị rượu/ngày với nam giới và không quá 1 đơn vị /ngày với nữ giới. Uống rượu nhiều là khi uống trên 4 đơn vị rượu /ngày với nam giới và trên 3 đơn vị /ngày với nữ giới. Nếu tham gia giao thông, bạn cân nhắc việc uống bia cho phù hợp với công việc, sức khỏe và không vi phạm nồng độ cồn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *