GĐXH – Nghệ sĩ Bảo Anh qua đời vì căn bệnh phình động mạch chủ. Động mạch chủ là mạch máu lớn cung cấp máu đi nuôi cơ thể, khi bị vỡ phình, động mạch chủ sẽ gây chảy máu, nguy hiểm đến tính mạng.
Mắc bệnh vì ‘mải mê’ làm đẹp, căn bệnh nữ ca sĩ Tóc Tiên mắc phải nguy hiểm ra sao?
GĐXH – Bệnh suy giãn tĩnh mạch ca sĩ Tóc Tiên mắc phải không những làm mất thẩm mỹ mà còn có thể gây ra những nguy hiểm khó lường.
Thông tin nghệ sĩ Bảo Anh qua đời đã để lại niềm thương tiếc vô hạn cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đông đảo người hâm mộ.
Được biết, nghệ sĩ Bảo Anh tên thật là Lý Trọng Nghĩa, sinh năm 1955, quê huyện U Minh (Cà Mau). Ông mê hát cải lương từ nhỏ và đã tốt nghiệp Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay là đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM).
Nghệ sĩ cải lương Bảo Anh mắc bệnh phình động mạch chủ, qua đời ở tuổi 68
Ông từng hoạt động ở đoàn Hương Tràm và đoàn hát Trần Hữu Trang. Tên tuổi của ông được chú ý bởi ngoại hình điển trai, chất giọng trầm ấm, tài năng diễn xuất tự nhiên, thuyết phục nên rất được khán giả yêu mến. Ông cũng tham gia đóng vai phụ trong Con Nhà Nghèo, Tội Phạm, Nhiệm Vụ Hoa Hồng, Phù Sa, Người Đẹp Tây Đô.
Nghệ sĩ Bảo Anh nhập viện từ tháng 9, qua đời lúc 16h30 ngày 5/10, tại một bệnh viện ở TP.HCM vì căn bệnh phình động mạch chủ, hưởng thọ 68 tuổi. Theo thông tin từ gia đình, nghi thức nhập quan và phát tang diễn ra lúc 7h ngày 7/10. Nghệ sĩ được an táng tại huyện U Minh (Cà Mau).
Bệnh phình động mạch chủ là gì?
Ảnh minh họa
Động mạch chủ là động mạch chính lớn nhất của cơ thể, hình dáng giống cây gậy, khởi điểm từ tâm thất trái của tim sau đó chạy một vòng chữ U đi lên ngực trên rồi kết thúc ở quanh vùng rốn và chia ra thành 2 động mạch nhỏ. Nhiệm vụ của động mạch chủ là phân phối máu đến tất cả bộ phận của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn.
Khu vực động mạch có trương lực yếu và phồng lên được gọi là phình động mạch chủ. Động mạch chủ chính là mạch máu lớn cung cấp máu đi nuôi cơ thể, khi bị vỡ phình động mạch chủ sẽ gây chảy máu, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc phát hiện sớm các triệu chứng gây bệnh sẽ giúp điều trị có hiệu quả hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh phình động mạch chủ
Thông thường, phình động mạch chủ ít có triệu chứng hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ hay khi chụp X-quang ngực thường quy. Ngoài ra, một số bệnh nhân có triệu chứng không điển hình như:
Xuất hiện cơn đau
Thường đau mơ hồ, có thể đau ở cổ và hàm dưới hoặc đau giữa hai xương bả vai, hay đau lưng, đau vai trái. Khi có phình tách động mạch chủ thì xuất hiện đau đột ngột như xé vùng trước ngực hoặc sau lưng.
Có dấu hiệu chèn ép
Động mạch chủ khi phình lớn có thể gây chèn ép các cấu trúc xung quanh hay tạng lân cận gây khàn tiếng (chèn ép thần kinh thanh quản) hoặc khó thở, khó nuốt do chèn vào khí quản, thực quản hoặc phù do chèn ép vào tĩnh mạch.
Vỡ phình động mạch chủ
Đây là biến chứng nặng và nguy hiểm, bệnh nhân thường tử vong trước khi nhập viện. Một số trường hợp may mắn vỡ chưa hoàn toàn cần phẫu thuật cấp cứu tối khẩn cấp. Khi chưa sốc và trụy tim mạch thì các triệu chứng thường gặp là: Đau ở ngực hoặc bụng, lưng. Tính chất đau thường đột ngột và đau nhiều; Mạch nhanh và huyết áp không đo được hoặc rất thấp. Da niêm mạch nhợt do mất máu; Làm chẩn đoán hình ảnh sẽ thấy dịch trong màng phổi hay sau phúc mạc.
Làm gì để phòng ngừa bệnh phình động mạch chủ?
Thực tế hiện vẫn chưa có thuốc ngăn chặn bệnh phình động mạch chủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, một số thuốc kháng sinh và thuốc statin có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của phình động mạch chủ nhỏ. Ngoài ra các thuốc chặn thụ thể angiotensin – losartan cũng có tác dụng hạn chế sự hình thành hiện tượng phình động mạch.
Cách tốt nhất để ngăn chặn chứng phình động mạch chủ là chủ động giữ cho các mạch máu khỏe mạnh bằng các biện pháp sau:
Kiểm soát tình trạng huyết áp ở mức ổn định.
Không hút thuốc lá.
Thường xuyên tập thể dục.
Giảm cholesterol, chất béo trong chế độ ăn uống.
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm.
Với những người tuổi cao, từng bị xơ vữa động mạch, gia đình có tiền sử mắc bệnh… cần thăm khám thường xuyên, phát hiện sớm bất thường nếu có để đưa ra hướng điều trị phù hợp, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Người mắc bệnh dạ dày muốn uống nước cam nên thêm một thứ này, nước cam sẽ thơm ngon và bảo vệ dạ dày của bạn tốt hơn!
GĐXH – Người mắc bệnh dạ dày muốn uống nước cam cần pha loãng nước cam cùng mật ong và nước ấm để có thể làm giảm tính axit của nước cam khi sử dụng.
Loại cá được ví như ‘thần dược’ của nam giới, được bán đầy ở chợ Việt nhưng tiếc là nhiều người sợ không dám ăn
GĐXH – Món ăn từ cá chạch có nhiều dưỡng chất bảo vệ thận khỏe mạnh, đồng thời có thể bổ thận ích khí, đặc biệt tốt đối với nam giới đang chuẩn bị có con.
Từ bỏ ngay 5 thói quen xấu này nếu không muốn bệnh tiểu đường ‘rình rập’ bạn
GĐXH – Không chỉ ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo, tinh bột… mà thói quen bỏ bữa sáng, không tập thể dục, căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến đường huyết của bạn tăng cao.