GiadinhNet – Theo kết quả nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng, cá mè là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và các bộ phận của cá mè thường được lựa chọn để làm thuốc trong Đông y.
2 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn sắn, để tránh ngộ độc tuyệt đối không ăn khi sắn có dấu hiệu này
GiadinhNet – Ăn sắn thơm ngon nhưng nếu không biết chế biến và ăn đúng cách có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.
Cá mè là loại cá có giá thành rẻ và được bán phổ biến ở khắp các chợ Việt. Một trong những đặc điểm của cá mè là mùi rất tanh, đây chính là nguyên do khiến nhiều người ngại ăn cá mè. Tuy nhiên, trên thực tế thì thịt cá mè nếu được chế biến đúng cách thì đây là món ăn rất ngọt và giàu dinh dưỡng.
Nên cạo bỏ lớp màng đen trong bụng cá để loại bỏ mùi tanh. Ảnh minh họa
Trong Đông y, cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tủy, nhuận phế, ích tỳ vị. Trong sách thuốc cổ có ghi rằng: thịt cá mè có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hòa ngũ tạng, chóng hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt, thường dùng cho các trường hợp tỳ vị hư hàn, ăn kém, đau bụng, đầy bụng, da khô ráp, tróc da và da khô. Người lớn tuổi dùng cá mè để chống đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn.
Trong 100g cá mè có chứa tới 15,4g protein có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt. Ngoài ra trong thịt cá mè còn chứa nhiều protid, mỡ cá có nhiều acid béo không no. Bên cạnh đó, thịt cá mè còn chứa canxi, photpho, sắt, các loại acid amin, vitamin nhóm B (B1, B2), vitamin A, acid nicotinic.
5 món ăn bài thuốc từ cá mè
Dùng cho người suy nhược, sốt, chán ăn: cá mè tươi 300g, khởi tử 30g. Cá mè làm sạch, bỏ đầu và xương, thái lát mỏng; nấu kỹ với khởi tử (kỷ tử). Trước khi ăn có thể thêm giá đỗ xanh, gừng, rau mùi, rau cần, hành, muối, hồ tiêu; đun chín. Ăn trong ngày.
Ảnh minh họa
Dùng cho các trường hợp huyết hư sau đẻ và thiếu sữa: cá mè 1 con, hạt mướp 30g, nghệ vàng 10g. Nấu ở dạng canh, mỗi ngày 1 lần.
Dùng cho các trường hợp tỳ vị dương hư, hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đầy ợ hơi, sợ lạnh, ho suyễn, nôn ói: cá mè 1 con, gừng tươi 18 – 30g. Cá mè làm sạch; gừng tươi 1 củ, cạo vỏ, đập giập nhưng vẫn còn cả thân củ; thêm hồ tiêu, hành tươi, gia vị nấu thành canh cá. Ăn liên tục đợt 5 – 7 ngày.
Dùng cho bệnh nhân phù nề, tiểu tiện ít: cá mè 1 con, đậu đỏ hạt 30g. Cá mè làm sạch, cho vào nồi hầm nhừ với đậu đỏ, thêm gia vị thích hợp. Ăn một đợt trong 5 – 7 ngày.
Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt (huyễn vững), mỏi tay chân: đầu cá mè 1 chiếc, thiên ma 15g. Cho đầu cá, thiên ma, thêm muối gia vị và nước với số lượng thích hợp, hầm nhừ. Ăn một đợt 5 – 7 ngày.
Ai không nên ăn cá mè
Cá mè tính chất ôn nhiệt, ăn nhiều sinh nội nhiệt khát nước loét miệng. Vì vậy các trường hợp dương thịnh, nội nhiệt táo bón, lở ngứa, mụn nhọt không nên ăn. Không nên ăn gỏi cá mè hoặc ăn cá chưa nấu chín do cá thường mang ấu trùng sán lá gan.
Lưu ý: Để loại bỏ mùi tanh, khi mổ bụng cá, phải cạo sạch lớp màng đen gần mang, đồng thời loại bỏ phần mỡ thừa của chúng, vì mùi tanh tập trung nhiều nhất ở bộ phận này. Sau khi làm cá xong, bạn ngâm cá vào nước chanh hoặc giấm từ 3 – 5 phút để khử mùi tanh trước khi chế biến.
Ăn tôm đồng nếu xuất hiện hiện tượng này cần dừng ngay, đây là 3 dấu hiệu bạn bị dị ứng tôm dễ nhận biết nhất
GiadinhNet – Dị ứng tôm có thể xảy ra đối với tất cả mọi người không kể giới tính, tuổi tác. Và nguy hiểm hơn cả, triệu chứng này cũng có thể bất thình lình xuất hiện cả trên những người “nghiện” ăn hải sản hoặc thường xuyên ăn tôm.
Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
Tại sao hay bị tỉnh giấc vào ban đêm