“Sát thủ” bụi mịn khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường này cũng có những dấu hiệu thầm lặng, nếu không tinh ý bạn không thể nhận ra sự thay đổi trên cơ thể mình.
Đọc dấu hiệu chứng tỏ bạn đã bị nhiễm bụi mịn mà không hay biết
Bụi mịn được hình thành từ những chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù. Đây là tình trạng rất phổ biến tại một số trung tâm thành phố như Hà Nội, nhất là vào mùa hanh khô hiện nay.
Khi nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù.
PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết những hạt bụi trung bình thường phân tán trong môi trường làm việc cũng như môi trường sống. Và khi hít phải sẽ tiến sâu hơn và mắc kẹt vào các phế nang và đào thải ra khó, chậm, nên tích lũy lại gây các bệnh hô hấp gọi là bệnh bụi phổi (pneumoconiosis).
Bụi mịn/bụi nano sinh ra do các khí thải từ phương tiện xe cơ giới như ô tô, xe máy, các nhà máy sản xuất đốt nhiên liệu, nhiên liệu hóa thạch. Khi nồng độ bụi trong không khí càng lớn, vì kích thước bụi siêu nhỏ (PM5, PM2.5) nên có thể “chui sâu” vào cơ thể người, vượt qua các hàng rào phòng vệ tự nhiên của cơ thể, xâm nhập vào nhân tế bào. Kết quả là ngoài gây các bệnh hô hấp, tim mạch, máu,, bụi nano còn tác động, hủy hoại DNA và là mầm mống gây lão hóa, ung thư.
“Sát thủ” bụi mịn khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường này cũng có những dấu hiệu thầm lặng, nếu không tinh ý bạn không thể nhận ra sự thay đổi trên cơ thể mình. Một số dấu hiệu thường gặp ở những người bị nhiễm bụi mịn là:
“Sát thủ” bụi mịn khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường này cũng có những dấu hiệu thầm lặng, nếu không tinh ý bạn không thể nhận ra sự thay đổi trên cơ thể mình.
1. Những dấu hiệu nhẹ ở người nhiễm bụi mịn
– Ho.
– Khò khè.
– Sổ mũi.
– Viêm xoang.
– Nhức đầu.
– Ngứa họng, đau rát, viêm họng.
– Tắc nghẽn vòi nhĩ, mắc bệnh lý ở tai.
2. Những dấu hiệu nặng hơn ở người nhiễm bụi mịn
– Hen suyễn.
– Viêm phế quản.
– Hen phế quản.
– Nhiễm trùng đường hô hấp.
– Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
– Khó thở.
3. Ở những người nhiễm bụi mịn lâu dài còn có biểu hiện:
– Rối loạn tâm lý.
– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
– Dễ cáu gắt.
Dễ cáu gắt là một trong những biểu hiện nhiễm bụi mịn phổ biến.
“Sống chung với bụi mịn” nhưng liệu có thể hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bụi?
Theo chuyên gia, bụi mịn rất nguy hiểm khi có khả năng gây ra loạt bệnh nguy hiểm nhưng không phải không có cách phòng tránh. Để phòng tránh bụi mịn tấn công, người dân nên chỉn chu thực hiện những cách sau:
– Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm lúc lưu lượng phương tiện cá nhân đang di chuyển đông đúc.
– Không tập thể dục hay làm việc ở những nơi bị ô nhiễm không khí, tránh các hoạt động thể chất đòi hỏi hít thở nhanh và sâu như đạp xe, chạy bộ…
Không tập thể dục hay làm việc ở những nơi bị ô nhiễm không khí, nên tập nơi nhiều cây xanh…
– Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, trên đường đi để làm sạch không khí.
– Nếu nhà ở, nơi làm việc thuộc khu vực có mức độ ô nhiễm bụi mịn cần luôn luôn giữ nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng có tính diệt khuẩn mạnh cũng như khả năng làm sạch bụi bám cực tốt, lau tay bằng khăn ướt, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc, máy lọc không khí đúng tiêu chuẩn.
– Hạn chế đun nấu bằng than củi, đốt nhang… nhất là ở khu vực kém thông khí.
– Ăn nhiều thực phẩm rau củ quả, trái cây giàu chất chống oxy hóa để thải độc, bảo vệ sức khỏe do hít bụi mịn từ bên trong cơ thể.