Trong cuộc sống, ngoài yếu tố di truyền thì thói quen sinh hoạt cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Những năm gần đây, do môi trường sống thay đổi nên số người mắc bệnh ung thư cũng có xu hướng tăng dần. Bệnh ung thư không phân theo lứa tuổi mà ở giai đoạn nào cũng có thể gặp phải. Dưới đây là 4 thói quen phổ biến có thể làm đẩy nhanh nguy cơ mắc ung thư mà bạn cần biết.
1. Thức khuya, hay lo âu, buồn phiền – Ung thư gan
Việc thức khuya lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi của gan. Nếu gan bị tổn thương, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm, từ đó làm tăng nguy cơ mắc viêm gan. Bên cạnh đó, nếu thức khuya nhiều thì không chỉ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng mà còn làm đẩy nhanh quá trình sinh sản của virus, ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch và dễ dẫn đến ung thư gan.
Áp lực quá lớn trong công việc và cuộc sống cũng khiến con người luôn rơi vào trạng thái căng thẳng đầu óc, lâu ngày dễ sinh trầm cảm, nóng nảy, bực tức và các cảm xúc khác có thể gây tổn thương cho gan.
2. Ít vận động trong thời gian dài, nhịn tiểu – Ung thư tuyến tiền liệt
Nếu làm việc lâu trước máy tính hay thường xuyên ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài thì thói quen này rất dễ gây hại tới tuyến tiền liệt. Theo thời gian, tuyến tiền liệt sẽ chèn ép lên niệu đạo, gây ra hiện tượng tiểu khó và điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Việc nhịn tiểu lâu ngày cũng sẽ khiến vi khuẩn và chất độc trong nước tiểu không được thải ra ngoài kịp thời. Lúc này, vi khuẩn trong hệ tiết niệu sẽ ngược dòng qua ống tuyến tiền liệt lên tuyến tiền liệt, gây nhiễm trùng, cuối cùng là gây bệnh về tuyến tiền liệt.
3. Hút thuốc lá trong thời gian dài – Ung thư phổi
Đối với những người hút thuốc lá lâu năm, triệu chứng thường gặp nhất là ho lâu ngày. Một trong những căn bệnh thường gặp ở những người hút thuốc lá là ung thư phổi.
Bởi vì thuốc lá sẽ giải phóng một lượng lớn nicotine, benzopyrene và hắc ín khi chúng được đốt cháy. Đây là những chất gây ung thư nghiêm trọng và các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng có hơn một trăm chất gây ung thư được tạo ra trong quá trình đốt cháy thuốc lá.
Nếu bạn đã hút thuốc lá suốt hơn mười năm thì khả năng phát triển ung thư phổi sẽ tăng lên rất nhiều.
4. Ăn mặn – Ung thư thận
Lượng muối khuyến cáo mỗi người được phép tiêu thụ hàng ngày sẽ không quá 6gr, nhưng thực tế nhiều gia đình vẫn ăn nhiều hơn lượng dùng này.
Chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài không chỉ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp mà còn làm tăng gánh nặng cho thận, gây giữ natri và nước trong cơ thể nên dễ phát triển thành bệnh thận tăng huyết áp và suy thận mạn. Vì vậy, lượng muối ăn vào hàng ngày phải được kiểm soát triệt để.