Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong một ngày, nạp năng lượng cho một ngày mới. Tuy nhiên, ăn sáng như thế nào cho đúng, ăn sáng như thế nào sẽ gây hại cho sức khỏe lại ít người quan tâm.
Những người không ăn sáng trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất, khiến tinh thần kém, rất dễ nổi nóng, mất tập trung trong học tập và làm việc, đồng thời còn khiến cân nặng tăng lên.
Những tác hại của việc bỏ bữa sáng trong một thời gian dài:
1. Tăng cân, dễ bị béo phì.
2. Già nhanh hơn.
3. Dễ gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày, hành tá tràng.
4. Dễ bị sỏi mật.
5. Dễ bị kháng insulin và cuối cùng là mắc bệnh tiểu đường.
6. Gây tổn hại cho tim và mạch máu não
Tuy nhiên, khi ăn sáng cũng cần chú ý 3 điều cấm kỵ này, bằng không chỉ gây lãng phí thức ăn mà còn gây hại cho sức khỏe.
1. Ăn quá sớm
Ảnh minh họa
Nhiều người thường ăn sáng ngay khi thức dậy vào buổi sáng, đặc biệt là những người cao tuổi thường thức dậy và ăn sáng lúc 5 hoặc 6 giờ, họ cho rằng điều này có thể bổ sung kịp thời năng lượng cho cơ thể và giúp cơ thể dễ hấp thụ.
Các chuyên gia chỉ ra rằng hầu hết các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi trong giấc ngủ ban đêm. Nhưng các cơ quan tiêu hóa vẫn làm việc vì phải tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của bữa tối. Thông thường, đến lúc sáng sớm mới thực sự đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Nếu ăn sáng quá sớm sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, về lâu dài sẽ làm hỏng chức năng tiêu hóa.
Lời khuyên của các chuyên gia là nên sắp xếp ăn sáng trong khoảng 7h đến 8h30, ăn trong vòng 15-20 phút, tạo thói quen làm việc nghỉ ngơi có quy luật.
Nếu thức dậy sớm thì tốt nhất nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể. Sau đó khoảng 20 đến 30 phút mới nên ăn sáng.
2. Ăn quá no
Ảnh minh họa
Ăn quá nhiều vào bữa sáng dễ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột. Bởi cả buổi sáng, đường không ngừng tiêu hóa thức ăn, đến trưa lại nạp một lượng lớn thức ăn vào dạ dày. Dạ dày không có thời gian nghỉ ngơi, phải trải qua quá trình tiêu hóa căng thẳng, khiến chức năng tiêu hóa bị suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đồng thời còn rất dễ bị béo phì.
Ngoài ra, ăn quá no vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều oxy trong máu để tiêu hóa lượng thức ăn này, một lượng lớn máu đổ về hệ tiêu hóa giúp tiêu thụ thức ăn, não bộ thiếu máu, nên dễ mất tập trung, gây buồn ngủ, ảnh hưởng lớn đến công việc và học tập. Vì vậy, bất kể bữa ăn nào, chỉ nên ăn no đến 7 phần.
3. Ăn nhiều đồ ngọt
Ảnh minh họa
Ăn quá nhiều đồ ngọt vào buổi sáng, chẳng hạn như bánh quy và mứt, hoặc ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao như gạo tinh chế và bột mì, sẽ đẩy nhanh quá trình tích tụ cholesterol và gây mất cân bằng tỷ lệ cholesterol, axit mật và lecithin trong mật, có nguy cơ hình thành sỏi.
Điều đáng sợ nhất là ăn đồ ngọt thường xuyên có thể khiến chúng ta bị nghiện đường. Có hai lý do cho việc này: Một là đường cản trở trung tâm thèm ăn trong não, khiến nó không thể ra lệnh ngừng ăn, làm cho cơ thể vẫn muốn ăn dù bụng đã no. Thứ hai là đường can thiệp vào hệ thống hormone trong cơ thể, khiến tín hiệu ăn đường liên tục đến não, giống như nghiện thuốc lá.
Và chứng “nghiện đường” này còn có khả năng đẩy chúng ta xuống vực thẳm của căn bệnh ung thư.
Ăn sáng như thế nào là tốt?
Giáo sư Yu Kang đến từ Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng của Bệnh viện Đại học Y tế Công đoàn Bắc Kinh khuyên mọi người nhất định phải ăn sáng, nếu thời gian không cho phép, dù chỉ một ly sữa tươi hay một quả trứng luộc cũng được, nhưng bạn không được ăn quá no.
Nếu bạn có đủ thời gian, nên ăn một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng, một vài lời khuyên đó là:
– Lựa chọn các món ăn nóng như phở, bún, hủ tiếu để làm nóng cơ thể, giúp các mạch máu dễ lưu thông hơn.
– Sử dụng các món ăn từ các loại ngũ cốc khô như bánh mì, cháo, bột yến mạch, bánh bao… giúp dễ tiêu hóa và giàu chất xơ.
– Ăn sáng vào khung giờ từ 7 đến 8 giờ để đạt hiệu quả tiêu hóa sẽ ở mức tốt nhất.
– Bổ sung canxi bằng cách uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa.