GiadinhNet – Ăn sắn thơm ngon nhưng nếu không biết chế biến và ăn đúng cách có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.
Ăn tôm đồng nếu xuất hiện hiện tượng này cần dừng ngay, đây là 3 dấu hiệu bạn bị dị ứng tôm dễ nhận biết nhất
GiadinhNet – Dị ứng tôm có thể xảy ra đối với tất cả mọi người không kể giới tính, tuổi tác. Và nguy hiểm hơn cả, triệu chứng này cũng có thể bất thình lình xuất hiện cả trên những người “nghiện” ăn hải sản hoặc thường xuyên ăn tôm.
Sắn hay còn gọi là khoai mì, là món ăn quen thuộc của người dân Việt. Thành phần chủ yếu là tinh bột và các chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo, chất xơ…
Tuy có khá nhiều công dụng, nhưng trong sắn củ, lá sắn có chứa một lượng độc tố là acid cyanhydric (HCN) đáng kể. Hàm lượng HCN trong sắn rất khác nhau phụ thuộc vào giống sắn. Sắn đắng, chứa nhiều độc tố nên nguy cơ ngộ độc cao hơn sắn ngọt.
Luộc sắn cần mở nắp để loại bỏ độc tố. Ảnh minh họa
Để an toàn, trước khi chế biến cần loại bỏ độc tố từ củ sắn bằng cách bóc vỏ, ngâm sắn trong nước rồi mới luộc. Khi luộc nên thay nước 1-2 lần và mở nắp. Độc tố Acid cyanhydric (HCN) là chất dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước nên sẽ an toàn khi bạn chế biến đúng cách.
Khi ăn sắn nên chấm với đường hay mật để trung hòa chất độc. Nếu thấy sắn có vị đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều axít cyanhydric.
2 nhóm người được khuyến cáo tuyệt đối không ăn sắn
Ảnh minh họa
Bà bầu không nên ăn
Sắn luộc, sắn hấp là món ăn vặt phổ biến và ngon lành mà các bà bầu hay nghĩ đến mỗi bữa phụ. Tuy nhiên, do chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) nên khi ăn rất dễ gây rối loạn tiêu hóa hay thậm chí là ngộ độc. Do đó, các bà bầu không nên hạn chế ăn loại củ này.
Trẻ nhỏ không ăn sắn
Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Nếu cho trẻ ăn nhiều, các chất độc tố có thể tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây bệnh. Đặc biệt, càng không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể dẫn đến ngộ độc.
Biểu hiện và cách xử lý ngộ độc sắn
Mức độ nhẹ: người bị ngộ độc thấy váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, tê chân tay, buồn nôn và đau bụng…
Mức độ nặng: người bị ngộ độc có biểu hiện: vật vã, khó thở, run và co giật. Sau đó đi vào hôn mê, rối loạn nhịp thở, hạ huyết áp, truỵ mạch, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Khi bị ngộ độc sắn, việc đầu tiên cần làm là gây nôn cho nạn nhân. Gây nôn bằng cách cho nạn nhân uống nhiều nước, lấy tay sạch chạm nhẹ vào họng.
Trong khi nạn nhân nôn, người bên cạnh cần đỡ lấy đầu nạn nhân, để nghiêng về một bên và dùng khăn lau sạch các chất dịch. Sau đó cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế, mang theo thức ăn gây độc hoặc đồ đựng còn dính thức ăn đó để xác định chất độc.
Trong trường hợp nặng, nạn nhân có biểu hiện rối loạn ý thức, hôn mê, cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn và nhanh chóng chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Không dám ăn nhiều cơm vì sợ béo, chuyên gia chỉ rõ nhiều người đang áp dụng sai cách!
GiadinhNet – Chế độ dinh dưỡng phù hợp và chăm chỉ tập thể dục là cách duy nhất giúp bạn cải thiện vóc dáng khoa học, an toàn. Còn việc kiêng cơm để giảm cân thì cần hiểu đúng.
Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
5 món ăn bà bầu nhất định không được bỏ qua