Sau kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn, chỉ trong 2 ngày đầu làm việc, Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận hơn 3.000 lượt khám mỗi ngày.
Trong đó, người dân chủ yếu đến khám các bệnh da dị ứng và bệnh lây qua đường t.ình d.ục.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Bùi Mạnh Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết chỉ trong 2 ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, nơi đây đã tiếp nhận tổng số hơn 6.000 lượt khám chữa bệnh. Trong đó, cao nhất là số lượng người dân đến khám bệnh lý về da, bệnh mạn tính, bệnh lây qua đường t.ình d.ục. Ngoài ra, không ít người đến thực hiện các kỹ thuật thẩm mỹ nội khoa, làm đẹp…
Cụ thể, trong 2 ngày 15 và 16/2 (mùng 6 và mùng 7 Tết), Bệnh viện Da Liễu TPHCM đã tiếp nhận hơn 3.000 trường hợp thăm khám mỗi ngày trong khi trước đó, con số tương ứng chỉ dưới 2.500 ca/ngày.
Chị Ngô Thị Kim Thoa (Bình Dương) cho biết đã lên TP.HCM khám bệnh từ mùng 4 Tết nhưng trong kỳ nghỉ nên Bệnh viện Da liễu chưa mở cửa. Đến mùng 6 Tết, chị lại đưa con lên TP.HCM để điều trị sớm các vết tổn thương rất lớn ở vùng mặt, giúp trẻ sớm phục hồi và đi học bình thường. Tình trạng của cậu bé khiến gia đình lo lắng và bé cũng không thể vui chơi trong dịp Tết.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thảo Vy (sinh viên) đến viện vì da nổi mụn khá nhiều sau kỳ nghỉ. Những ngày Tết, chị Vy ăn uống nhiều đồ ngọt và thức khuya, lịch sinh hoạt thay đổi. Vì thế ngay mùng 6 Tết, chị đã đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
Bà Tăng Thị Giỏi (huyện Hóc Môn, TP.HCM) cũng không có một mùa Tết yên ổn vì nổi mẩn và ngứa khắp người, từ cánh tay, lưng đến chân. Bà rất mệt mỏi và phải đợi suốt cả tuần để được đi bệnh viện khám chuyên khoa. Đây cũng là một trong những lý do khiến số lượng người bệnh đến Bệnh viện Da Liễu tăng cao ngay sau kỳ nghỉ.
Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận hơn 6.000 lượt khám chữa bệnh trong hai ngày. (Ảnh chụp màn hình).
Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, bác sĩ Hà cho hay kỳ nghỉ Tết là thời điểm người dân đi chơi nhiều, thay đổi môi trường và không gian, ăn nhiều món ăn lạ nên dễ bị viêm da và dị ứng bùng phát. Đây cũng là thời gian tăng cao giao tiếp, tiếp xúc và các nguy cơ lây nhiễm bệnh đường t.ình d.ục. Vì không thể khám bệnh trong tuần nghỉ Tết nên người bệnh đã dồn vào ngày làm việc đầu tiên.
Cũng theo bác sĩ Hà, trong những ngày tới, nhóm khám các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục sẽ tiếp tục tăng cao. Bác sĩ khuyến cáo nếu người dân có dấu hiệu bất thường hoặc đã tình trạng các bệnh về da nặng hơn, cần sớm khám chuyên khoa da liễu để có hướng xử lý kịp thời.
Hơn 300 ca đột quỵ dồn về một bệnh viện tại TP.HCM trong dịp Tết
Trong kỳ nghỉ Tết, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) đã tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đột quỵ đến từ nhiều địa phương.
Trong đó, một số trường hợp đột quỵ mới ngoài 20 t.uổi.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch m.áu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết hơn 300 ca đột quỵ đã được chuyển đến cơ sở y tế này trong một tuần nghỉ Tết Nguyên đán.
Trong số này, 162 bệnh nhân may mắn phục hồi tốt và xuất viện ngay trong Tết. Hiện vẫn còn gần 200 bệnh nhân đang tiếp tục được điều trị (bao gồm cả những ca đột quỵ trước đó).
Nói về con số 300 ca đột quỵ trong 7 ngày, PGS Thắng cho biết số liệu trên tương đương với ngày thường, nghĩa là bệnh nhân đột quỵ không giảm trong dịp Tết. Khá nhiều bệnh nhân được chuyển đến từ các tỉnh thành khác và không ít ca đột quỵ trẻ (dưới 45 t.uổi).
Theo PGS Thắng, ca bệnh trẻ nhất mà ông và các đồng nghiệp tiếp nhận dịp Tết là một thanh niên 21 t.uổi, ngụ tại TP.HCM. Người bệnh nhập viện trong tình trạng liệt nửa người, thể trạng béo phì và cao huyết áp.
Một bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM). Ảnh: BSCC.
Kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não. Đây là dạng đột quỵ chỉ chiếm 15-20% nhưng khả năng cấp cứu thành công thấp, di chứng nặng nề hơn so với nhồi m.áu não.
Sau khi nhập viện, người bệnh được ê-kíp trực kiểm soát huyết áp, điều trị nội khoa bảo tồn. Bệnh nhân sẽ được chụp lại mạch m.áu để đ.ánh giá nguyên nhân gây xuất huyết não có liên quan thêm đến dị dạng mạch m.áu hay không.
Theo PGS Thắng, điều đáng buồn là có khoảng 90% ca bệnh xuất huyết não liên quan đến tăng huyết áp – yếu tố hoàn toàn có thể kiểm soát một cách dễ dàng nhưng chưa được quan tâm.
Quá trình trao đổi với bệnh nhân, PGS Thắng nhận thấy nhiều người không biết về tình trạng tăng huyết áp của cơ thể, hoặc biết nhưng không uống thuốc đều đặn. Có người bệnh cho rằng tăng huyết áp không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và công việc của mình. “Tỷ lệ bệnh nhân xuất huyết não đang tuân thủ điều trị tăng huyết áp là cực kỳ thấp”, ông bày tỏ.
Do số lượng bệnh nhân đột quỵ quá đông, Khoa Thần kinh của bệnh viện phải “gánh” giúp khoảng 50-60 trường hợp đã điều trị ổn định hoặc không cần xử lý cấp, giải áp cho Khoa Bệnh lý mạch m.áu não. Riêng ngày 16/2 (mùng 6 Tết – ngày làm việc trở lại đầu tiên), các ê-kíp đã can thiệp cho 9 trường hợp trong số hơn 40 ca đột quỵ nhập viện.
Thống kê hiện nay cho thấy Bệnh viện Nhân dân 115 đang là cơ sở y tế tiếp nhận lượng bệnh nhân đột quỵ cao nhất cả nước, khoảng 20.000 ca/năm – một “kỷ lục” không ai mong muốn. Trong dịp nghỉ Tết, nơi này duy trì công tác cấp cứu đột quỵ liên tục (24 giờ/ ngày và 7 ngày/tuần).
Theo PGS Thắng, việc duy trì công tác cấp cứu đột quỵ liên tục đòi hỏi phải có ê-kíp với số lượng nhân viên đủ cho nhiều kíp trực. Quan trọng hơn, sự phối hợp giữa các bác sĩ khoa Cấp cứu, khoa Đột Quỵ, Can thiệp Thần kinh, Ngoại Thần kinh và Hồi sức Thần kinh phải luôn nhịp nhàng và nhanh chóng.
Ngoài ra, công tác chỉ đạo tuyến, giúp chuyển bệnh nhân đột quỵ từ các bệnh viện tuyến trước cũng được duy trì liên tục và hiệu quả.