Ngộ độc không chỉ gây tác động xấu đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng, không khí vui chơi ngày lễ.
Đau bụng, tiêu chảy là những triệu chứng đầu tiên và nhẹ nhất của người bị ngộ độc thức ăn. Ảnh: Texas Med Clinic.
Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra, nhất là vào những dịp lễ, Tết. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm là rất cần thiết. Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, đây là những triệu chứng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết ai cũng cần biết.
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn (trúng thực) là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải những thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, chứa các chất bảo quản, phụ gia… vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Nếu ngộ độc ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể hồi phục sau vài ngày. Trong trường hợp bị nặng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng
Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện sau khoảng vài phút, vài giờ hoặc 1-2 ngày sau khi tiêu thụ thức ăn gây hại.
Các triệu chứng này ở mức độ nặng hay nhẹ, kéo dài trong thời gian bao lâu còn tùy vào các yếu tố bao gồm tác nhân gây ra, lượng thực phẩm được sử dụng và hệ miễn dịch của người bệnh.
Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm:
Đau bụng, tiêu chảy, chán ăn
Buồn nôn, nôn mửa
Trong phân hoặc chất nôn có xuất hiện m.áu
Bị sốt
Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi
Đau đầu, choáng váng, chóng mặt
Ớn lạnh, rùng mình
Đau khớp và cơ
Đặc biệt, nếu ngộ độc thực phẩm đã ở tình trạng nặng, người bệnh còn có thể có những biểu hiện như:
Cảm thấy khát nước nhiều
Môi bị khô, mắt trũng, da nhăn nheo
Mạch nhanh, giọng nói yếu ớt
Tay chân lạnh
Liên tục bị nôn ói
Sốt cao kéo dài
Khi nhận thấy các triệu chứng ngộ độc thực phẩm báo hiệu tình trạng nặng này, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
Người bị ngộ độc nên được nhanh chóng đưa vào bệnh viện để kịp thời cấp cứu. Ảnh: Freepik.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm dẫn đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe của người bệnh. Không chỉ vậy, nếu không may gặp phải tình trạng này vào một dịp đặc biệt như ngày lễ Tết, tâm trạng của cả người bệnh và người thân bị ảnh hưởng.
Do vậy, mọi người nên áp dụng một số cách phòng tránh ngộ độ thực phẩm sau đây:
– Lựa chọn thực phẩm an toàn
Mọi người nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, không ôi thiu, kém chất lượng; chú ý lựa chọn địa điểm buôn bán thực phẩm an toàn, uy tín.
Bên cạnh đó, mọi người cũng không nên chọn những thực phẩm nghi ngờ nhiễm chất độc hóa học hoặc các loại thực phẩm chứa sẵn chất độc như nấm lạ (nấm không rõ tên, nguồn gốc và cách chế biến), khoai tây mọc mầm, cá nóc… Nếu muốn dùng, cần nắm kỹ cách sơ chế và chế biến đúng để loại bỏ chất độc.
– Bảo quản thực phẩm đúng cách
Thực phẩm nên được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép.
Thức ăn nấu chín chỉ nên sử dụng trong ngày, không nên để qua đêm và hâm lại nhiều lần.
Nếu phát hiện thức ăn đã có mùi vị lạ, thay đổi màu sắc và độ tươi ngon, mọi người nên bỏ đi, không cố ăn.
– Chế biến thức ăn
Mọi người nhớ rửa tay trước khi tiếp xúc thực phẩm, trong và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.
Trước khi chế biến món ăn, các nguyên vật liệu cần được làm sạch kỹ càng. Dụng cụ nấu nướng, ăn uống càng phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh tiếp xúc với vi khuẩn.
– Đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết, người tiêu dùng nên nghiêm túc thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi.
Nếu ăn ở hàng quán, mọi người chỉ ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh trong chế biến, môi trường xung quanh thông thoáng, sạch sẽ. Nếu tự nấu ăn tại nhà, mọi người cần chế biến thức ăn đúng cách và hạn chế ăn món tái, món sống,… để tránh nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập gây ngộ độc.
Hiện nay, nguồn thực phẩm trên thị trường ngày càng đa dạng, phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc nếu người tiêu dùng không có đủ kiến thức để lựa chọn được nguồn thực phẩm an toàn.
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân ngộ độc thực phẩm thường tốn kém và khó khăn. Nhiều trường hợp phải cần đến hệ thống máy móc xét nghiệm mới có thể cho kết quả chẩn đoán chính xác.
Vì vậy, việc chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, cẩn trọng trong ăn uống, lựa chọn những sản phẩm an toàn, hợp vệ sinh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trong những ngày Tết.
Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Dịp lễ tết cuối năm, trẻ con thường ăn uống linh tinh, người lớn khó kiểm soát. Trong tình huống nghi ngờ cháu bị ngộ độc thực phẩm, người lớn nên làm gì?
Dịp lễ tết cuối năm, trẻ con thường ăn uống linh tinh, người lớn khó kiểm soát. Trong tình huống nghi ngờ cháu bị ngộ độc thực phẩm, người lớn nên làm gì?
ThS.BS Nguyễn Đình Qui, Phó khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM)
T.rẻ e.m hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên là nhóm dễ mắc ngộ độc thực phẩm. Các phụ huynh lưu ý là khi thấy các bé có triệu chứng của bệnh này cần sơ cứu kịp thời, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.
– Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, ngừng ngay không cho trẻ ăn tiếp món đó nữa.
– Gây nôn cho trẻ, nôn càng nhiều càng tốt để thức ăn và độc tố tống hết ra ngoài. Gây nôn có nhiều cách ngoáy vào họng để gây nôn hoặc uống đầy nước rồi móc họng. Khi nôn sặc lên mũi, người lớn phải dùng miệng để hút ra ngoài không trẻ bị sặc dẫn đến t.ử v.ong.
– Tư thế nằm khi nôn: Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng. Lấy khăn lau chùi trong quá trình trẻ nôn. Khi đã nôn xong, lau sạch miệng cho trẻ.
– Bổ sung oresol để bù lại lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy. Khi trẻ khát nước không nên cho trẻ uống nước lọc hoặc nước có ga. Chỉ nên cho bé uống resol, vừa bù lượng nước đã mất, vừa cung cấp chất điện giải cho cơ thể.
– Ăn các món cháo loãng nấu với thịt hoặc khoai tây. Các loại rau củ giúp tạo khuôn cho phân, giúp bé đi ngoài phân đặc hơn, cải thiện tình trạng mất nước. Nếu bé không muốn ăn, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng, vì khi bé bị ngộ độc thực phẩm, việc bù nước là quan trọng nhất, còn ăn uống thì là thứ yếu.
Cha mẹ tuyệt đối không được cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, không quen ăn những món kỵ nhau…không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần thức ăn được tiêu hóa hết hoặc nôn ra hết là khỏi. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.