Từ việc tăng cường hệ thống miễn dịch đến cải thiện chức năng não, trà gừng là một phương thuốc tự nhiên đáng để bạn kết hợp vào thói quen hàng ngày.
Trà gừng được coi là tốt cho sức khỏe do các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau có trong gừng, chẳng hạn như gingerol, shogaol và zingerone, có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa.
Đặc tính làm ấm của trà gừng có thể giúp làm dịu các vấn đề về hô hấp như ho. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Dưới đây là 10 lý do tại sao chúng ta phải uống trà gừng thường xuyên hơn:
Đặc tính chống viêm
Trà gừng có chứa gingerol, một hợp chất có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Tiêu thụ thường xuyên có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, có khả năng làm giảm các triệu chứng viêm khớp, đau cơ và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Hỗ trợ tiêu hóa
Trà gừng kích thích tiêu hóa và giúp giảm các vấn đề tiêu hóa khác nhau như khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn. Nó làm tăng sản xuất enzyme tiêu hóa và tăng tốc độ di chuyển của thức ăn qua hệ thống tiêu hóa.
Tăng cường miễn dịch
Trà gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách chống lại các gốc tự do có hại, giảm nguy cơ n.hiễm t.rùng và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Giảm khó chịu k.inh n.guyệt
Theo truyền thống, gừng được sử dụng để làm dịu cơn đau bụng kinh và giảm đau. Uống trà gừng trong thời kỳ k.inh n.guyệt có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và giúp giảm đau.
Giảm buồn nôn và nôn
Trà gừng là phương pháp chữa say tàu xe, ốm nghén khi mang thai và buồn nôn do hóa trị hiệu quả. Nó hoạt động bằng cách làm dịu dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn.
Quản lý cân nặng
Việc tiêu thụ trà gừng có thể hỗ trợ giảm cân. Nó làm tăng sự trao đổi chất, giúp kiểm soát sự thèm ăn và giảm cảm giác đói, khiến nó trở thành một công cụ hiệu quả để kiểm soát cân nặng.
Cải thiện lưu thông m.áu
Gừng chứa các hợp chất cải thiện lưu lượng m.áu và có thể giúp ngăn ngừa đông m.áu. Cải thiện lưu thông có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Sức khỏe não bộ
Trà gừng chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào não khỏi stress oxy hóa, có khả năng làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson.
Hỗ trợ hô hấp
Đặc tính làm ấm của trà gừng có thể giúp làm dịu các vấn đề về hô hấp như ho, đau họng và nghẹt mũi. Nó thúc đẩy việc loại bỏ chất nhầy và giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm.
Đặc tính chống viêm
Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất có trong gừng có thể giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư buồng trứng, đại trực tràng và tuyến tụy.
Cách pha trà gừng
Để pha trà gừng, bạn có thể bắt đầu bằng cách gọt vỏ và nghiền một miếng gừng tươi nhỏ, dài khoảng 2 đến 5cm. Sau đó, đun sôi một cốc nước rồi cho gừng bào sợi vào. Để lửa nhỏ khoảng 5-10 phút ở lửa nhỏ. Sau đó, lọc các miếng gừng và trà gừng của bạn đã sẵn sàng để uống.
Để có thêm hương vị, bạn có thể thêm mật ong, nước cốt chanh hoặc một lát chanh vào trà. Nên uống trà gừng với mức độ vừa phải, thường là khoảng một đến ba cốc mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe hiện tại nào hoặc đang dùng các loại thuốc có thể tương tác với gừng, theo Doctor NDTV.
Uống mật ong gừng vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
Gừng tươi ngâm mật ong nguyên chất (mật ong gừng) có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nên uống mật ong gừng vào thời điểm nào là tốt nhất?
1. Tác dụng của mật ong gừng
BSCKII. Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Hội Đông Y Quảng Bình cho biết, mật ong ngâm gừng là một phương pháp dân gian rất phổ biến được sử dụng từ lâu đời trong việc hỗ trợ sức khỏe.
Dưới đây là một số tác dụng chính của mật ong ngâm gừng:
– Hỗ trợ tiêu hóa: Gừng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu. Gừng kết hợp với mật ong có tác dụng làm dịu dạ dày, chống kích thích dây thần kinh phế vị (dây X) và hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn.
– Giảm cảm lạnh và ho: Gừng có tác dụng chống vi khuẩn, giúp giảm các triệu chứng của cảm lạnh như ho, sổ mũi. Mật ong cũng được biết đến với khả năng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng khô và giảm ho.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Cả mật ong và gừng đều chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
– Giảm viêm và đau: Gừng có tác dụng giảm viêm và giảm đau, có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng liên quan đến viêm khớp. Mật ong cũng có tác dụng giảm viêm.
– Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Gừng có thể giúp hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ giảm huyết áp và ngăn ngừa hình thành cục m.áu đông, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, mật ong ngâm gừng không thể thay thế cho việc điều trị y khoa chuyên ngành. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bệnh lý nào, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Mật ong gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
2. Uống mật ong gừng vào thời điểm nào trong này là tốt nhất?
Theo BSCKII. Trần Ngọc Quế, mật ong ngâm gừng có thể được sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên, một số thời điểm sau đây có thể mang lại lợi ích tối đa:
– Buổi sáng sớm: Uống mật ong ngâm gừng vào buổi sáng sớm, lúc dạ dày trống có thể giúp kích thích hệ tiêu hóa và cung cấp một phần năng lượng cho cơ thể.
– Trước bữa ăn: Uống mật ong ngâm gừng trước bữa ăn có thể giúp giảm cảm giác đói và ngăn ngừa việc ăn quá nhiều (có tác dụng giảm cân).
– Trước và sau khi tập thể dục: Mật ong ngâm gừng có thể giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trước khi tập thể dục và giúp phục hồi sau khi tập thể dục.
Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe cụ thể nào như bệnh dạ dày… hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khi sử dụng mật ong ngâm gừng.
3. Những ai không nên dùng mật ong gừng?
BSCKII. Trần Ngọc Quế cho biết, mặc dù mật ong gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số trường hợp dưới đây nên tránh hoặc hạn chế sử dụng:
– Người bị dị ứng với mật ong hoặc gừng: Nếu bạn biết mình có dị ứng với mật ong hoặc gừng, nên tránh sử dụng mật ong ngâm gừng phòng ngừa phản ứng dị ứng.
– T.rẻ e.m dưới 1 t.uổi hạn chế dùng: Mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc ở t.rẻ e.m dưới 1 t.uổi. Do đó, t.rẻ e.m dưới 1 t.uổi không nên dùng mật ong.
– Người bị bệnh đái tháo đường : Mật ong là một nguồn cung cấp đường tự nhiên, có thể làm tăng lượng đường trong m.áu. Do đó, người bị bệnh đái tháo đường cũng nên hạn chế sử dụng mật ong.
– Người có bệnh lý dạ dày: Gừng có thể kích thích tiêu hóa và làm tăng sản xuất acid dạ dày. Do đó, người bị bệnh lý dạ dày như loét dạ dày hoặc viêm dạ dày nên thận trọng khi sử dụng gừng.
– Người đang dùng thuốc chống đông m.áu: Gừng có thể tăng cường tác dụng của thuốc chống đông m.áu, dẫn đến nguy cơ c.hảy m.áu. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông m.áu, hãy thảo luận với bác sĩ điều trị trước khi sử dụng gừng.
4. Cách làm mật ong ngâm gừng
Dưới đây là cách làm mật ong ngâm gừng đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:
– Nguyên liệu:
Gừng tươi 200 g
Mật ong 200 ml
– Cách làm:
Rửa sạch gừng, sau đó bào mỏng hoặc cắt thành lát mỏng. Bạn có thể lột vỏ gừng hoặc để nguyên tùy theo sở thích.
Đặt lát gừng vào một lọ sạch, đổ mật ong vào cho đến khi gừng được ngập hoàn toàn.
Đậy kín lọ và để nơi khô ráo, thoáng mát. Sau khoảng 1-2 tuần, có thể lấy ra để sử dụng.
Lưu ý: Khi sử dụng, hãy dùng thìa sạch để lấy mật ong ngâm gừng ra khỏi lọ, tránh để nước hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác tiếp xúc với mật ong trong lọ để tránh làm hỏng mật ong.
Không nên sử dụng quá nhiều trong một ngày, chỉ nên dùng khoảng 15 -20 gam mỗi ngày và pha loãng với 300ml nước ấm. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe cụ thể nào, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn trước khi sử dụng.