Bên cạnh triệu chứng thường thấy như ho dai dẳng, những cơn đau bất thường ở vai và cánh tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.
Ung thư phổi thường lây lan nhanh hơn các dạng ung thư khác, với các tế bào ung thư di căn qua máu vào phổi và các bộ phận khác trên cơ thể. Điều này có nghĩa ung thư phổi thường chỉ được phát hiện sau khi đã lây lan.
Mỗi năm, gần 40.000 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Hầu hết những người này đều trên 60 tuổi hoặc hút thuốc. Ung thư phổi cũng có thể do khói thuốc, bức xạ và các chất như amiăng, hợp chất crom và niken gây ra.
Dạng ung thư phổi phổ biến nhất xảy ra ở đường dẫn khí vào phổi. Điều này thường gây ra các triệu chứng như khó thở, thở khò khè và ho dai dẳng, kèm theo máu hoặc đờm. Những triệu chứng này có thể gây ra bởi các bệnh lý khác nhau, tuy nhiên, duy trì một cơ thể khỏe mạnh và tránh các yếu tố gây bệnh là bước đầu tiên để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
Ung thư phổi ảnh hưởng đến cánh tay và vai như thế nào?
Nếu một khối u nằm ở phần đỉnh của phổi, nó có thể tạo ra áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu đi vào cánh tay. Biểu hiện của tình trạng này là cảm giác đau và yếu ở các chi. Cảm giác đau thường là châm chích và kéo dài dai dẳng.
Đau phần bả vai và cánh tay có thể là dấu hiệu của ung thư phổi giai đoạn đầu.
Một dấu hiệu khác xảy ra trong giai đoạn đầu của ung thư phổi là ngón tay lớn và tròn bất thường, các đầu ngón tay sưng lên do thiếu oxy.
Không chỉ gây đau và yếu mỏi ở khu vực cánh tay, vai và đôi khi là ngực, trong một số trường hợp, khối u có thể chèn ép vào dòng máu lưu thông lên não, khiến mặt bị sưng tấy.
Một số dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh ung thư phổi
Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư phổi là:
Ho không biến mất sau 2 hoặc 3 tuần Ho lâu ngày và ngày càng nặng Nhiễm trùng ngực tiếp tục tái phát Ho ra máu Đau hoặc đau khi thở hoặc ho Khó thở Mệt mỏi dai dẳng hoặc thiếu năng lượng Chán ăn hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.
Khối u cũng có thể giải phóng một lượng lớn hormone, gây ra thêm một số triệu chứng khác. Tương tự như các dạng ung thư khác, những người bị ung thư phổi thường sẽ cảm thấy mệt mỏi và sụt cân.
Thông thường, ung thư phổi có thể xuất hiện cùng với nhiễm trùng phổi. Vì vậy, nếu đã bị nhiễm trùng phổi lâu năm, không đáp ứng với thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tiến hành các xét nghiệm kiểm tra ung thư phổi.
Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị ung thư phổi? Chụp X-quang phổi là một trong những xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán bệnh thư phổi.
Nếu bạn tin rằng mình đang có những dấu hiệu của ung thư phổi, bác sĩ có thể chỉ định bạn chụp X-quang phổi. Đây là xét nghiệm ban đầu có thể xác định các cấu trúc bất thường trong phổi cho thấy dấu hiệu của ung thư.
Thông thường sau đó, bạn sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính cũng như sinh thiết từ các tuyến hạch bạch huyết để xác định xem có bị ung thư phổi hay không, đồng thời kiểm tra xem ung thư đã lan ra khỏi phổi hay chưa.
Sau khi có kết quả những xét nghiệm này, bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Bệnh càng được chẩn đoán sớm đồng nghĩa bệnh nhân sẽ có cơ hội chữa khỏi cao hơn.
Ở giai đoạn tiến triển của ung thư phổi, bệnh sẽ khó để điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hiện có vẫn có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, đồng thời giảm bớt một số triệu chứng đau đớn.